Rất yêu công việc nhưng ghét sếp? Đây là 4 điều chị em cần làm trước khi rơi vào bế tắc ở chốn công sở

JJJ,
Chia sẻ

Chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ: Yêu việc nhưng ghét sếp.

Theo khảo sát của công ty tư vấn nhân sự Ranstad, có đến 60% người lao động ở Mỹ đã hoặc đang xem xét có nên nghỉ việc hay không, tất cả vì họ ghét bỏ sếp hoặc người quản lý của mình.

Dù nghỉ việc có vẻ là phương án tốt nhất để tránh xa người sếp tồi tệ mà bạn ghét bỏ, đó chưa chắc kế hoạch tốt nhất cho sự nghiệp của bạn. Trên thực tế, nếu yêu thích công việc mình đang làm nhưng phải nghỉ vì ghét sếp, đó chưa phải là phương án tối ưu.

188tujqh7pccajpg

"Thực tế là, nếu đã ở trong lực lượng lao động trong một thời gian dài thì bạn sẽ biết rằng, không phải ai cũng dễ chịu," chuyên gia tuyển dụng Lindsey Pollak nói với CNBC.

"Một phần của việc trở nên thành công trong sự nghiệp là phải biết cách đối phó với những kẻ khó chịu. Đó là thực tế dù nó không vui vẻ gì."

Dưới đây là những mẹo nhỏ có thể giúp chị em đối phó với sếp tồi mà không phải từ bỏ công việc yêu thích.

1. "Nghiên cứu" sếp của bạn

Theo Lindsey, trong nhiều trường hợp, mối quan hệ chẳng mấy tốt đẹp giữa bạn và sếp, thường do tính cách và thói quen khác nhau. Cách tốt nhất để hàn gắn mối quan hệ này, là nghiên cứu chặt chẽ hành vi của người quản lý để bạn thích ứng theo mong đợi của họ.

bigstock-Angry-Boss-Shouting-At-Female-230757196

Sếp thích giao tiếp như thế nào? Nếu sếp ghét email dài dòng, viết ngắn gọn thôi; sếp không thích người khác đột ngột bước vào văn phòng riêng? Hãy cho sếp một lịch hẹn để biết mấy giờ bạn có mặt; sếp khắt khe chi tiết? Hãy kiểm tra 3 lần những tài liệu của bạn trước khi gửi đi...

Lindsey cho biết thêm rằng, nếu người quản lý hay chỉ trích và thích xen vào mọi việc - cách tốt nhất là chủ động đáp ứng nhu cầu của họ. Tóm lại, phải hiểu sếp thì mới "quản lý" ngược lại được sếp.

2. Trò chuyện với đồng nghiệp

Khi phải làm việc với một ông sếp khó tính, Lindsey cho biết một trong những cách để tìm ra cách "sống chung với lũ" là trò chuyện với đồng nghiệp - đặc biệt là những người đã lâm vào cảnh tương tự.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh, chị em không nên hỏi về những tình huống tiêu cực hoặc bô bô nói xấu sếp trước mặt người khác. Thay vào đó, hãy thảo luận về cách thích nghi cũng như tạo ra mối quan hệ dễ thở hơn với cấp trên của mình.

3. Trò chuyện với sếp nhiều hơn

608989-636591263293678618-16x9

Nếu trò chuyện với đồng nghiệp không giúp ích, Lindsey khuyên chị em nên thực hiện phương án chốt: Nói chuyện trực tiếp với sếp.

Nên tiếp cận một cách thận trọng và cầu thị. Thay vì nói: "Sếp thật khó tính và khiến tôi khó lòng hòa hợp," hãy hỏi "Tôi có thể giúp gì cho sếp/tôi muốn biết cách giao tiếp hiệu quả để cùng sếp hoàn thành công việc."

Lindsey nhấn mạnh, tiếp cận và cải thiện mối quan hệ với sếp bằng cách hỏi làm thế nào để giúp đỡ, sẽ tốt hơn nhiều việc nhấn mạnh vào mối bất hòa.

Thử đủ mọi cách mà tình hình vẫn không thay đổi, chị em cần lên kế hoạch tìm việc mới

1535440020006-Dich-vu-headhunter-5

Nếu việc "nghiên cứu" và trò chuyện với đồng nghiệp về sếp không giúp ích, hãy chuẩn bị tinh thần tìm công việc mới - đặc biệt là khi sếp đang ngăn bạn thăng tiến hoặc được tăng lương.

Theo Lindsey, việc bắt đầu lại với công việc mới sẽ cho bạn suy nghĩ: "Đây chỉ là vấn đề tạm thời, sẽ còn nhiều người quản lý sáng giá hơn, đáng để bạn cống hiến hơn ở đây."

"Dù yêu công việc đến thế nào, có một người sếp tồi sẽ là trải nghiệm khó quên trong sự nghiệp."

Các chuyên gia còn nhấn mạnh sự khác biệt giữa một ông sếp khắt khe và sếp tồi. Khắt khe vì hiệu quả công việc là chuyện khá dễ hiểu, còn sếp tồi sẽ quản lý và phê phán mọi hành động của bạn, xen vào tất cả các công việc. Quả thật, bạn còn có thể báo cáo với ban giám đốc hoặc trị sự nếu sếp của bạn cư xử quá tiêu cực.

Theo CNBC

Chia sẻ