Rắn hổ mang hai đầu sống khỏe dù không ăn uống gì

Lưu Hiền,
Chia sẻ

Cả hai đầu của con rắn hổ mang đều có bộ não riêng và con rắn trông rất đáng sợ này vẫn sống và phát triển mặc dù không ăn uống gì.

Người ta vẫn thường nói, có hai cái đầu bao giờ cũng hơn một, nhưng nếu đó là một con rắn độc thì có lẽ câu nói đó cần xem xét lại.
 
Một người nuôi rắn có tên Huang đã tìm thấy một con rắn hổ mang có hai đầu tại trang trại của ông ở Ngọc Lâm, phía nam Trung Quốc 10 ngày trước.
 
Cả hai đầu của con rắn hổ mang đều có bộ não riêng và có thể chuyển động độc lập.

Ông cho biết con rắn hổ mang hai đầu trông rất đáng sợ này vẫn sống và phát triển mặc dù không ăn uống gì. Cái đầu thứ hai được phát triển tách ra từ khoảng 3/4 cơ thể nó và có thể chuyển động độc lập.
 
Trên thực thế, cả hai đầu đều có bộ não riêng, vì vậy chúng luôn cố gắng di chuyển theo hai hướng đối lập nhau. Thậm chí, nhiều lúc hai cái đầu còn tấn công lẫn nhau, cố để nuốt chửng đối phương.
 
Hiện tại ông Huang đã giao con rắn độc đột biến này cho vườn thú Nam Ninh với hy vọng nó có thể sống lâu hơn dưới sự chăm sóc của các chuyên gia.

Thậm chí, nhiều lúc hai cái đầu còn tấn công lẫn nhau, cố để nuốt chửng đối phương.

Con rắn hổ mang vẫn sống và phát triển mặc dù không ăn uống gì.
 
Li Keqi, một người trông nom tại vườn thú Nam Ninh cho biết không thể nói chắc được là con rắn hai đầu này có thể tồn tại hay không.
 
Ông nói: "Con rắn sống mới sống được 12 ngày, mà đã thay da một lần. Nhưng ngay cả khi hiện tại nó vẫn trong tình trạng ổn định thì vẫn không nói chắc được về khả năng sống sót của nó vì nó không hề ăn uống gì."
 
Tình trạng mang nhiều đầu này có tên khoa học là Polycephaly, thường thấy nhiều nhất ở loài rắn. Hầu hết các con rắn nhiều đầu thường có tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng vài tháng. Tuy nhiên, cũng có một trường hợp ngoại lệ, một con rắn chuột hai đầu đã được ghi nhận sống được 20 năm. 
 
Thông thường, loài rắn hổ mang Trung Quốc này phát triển chiều dài từ 1,2 đến 1,5m.
 
(Nguồn: Daily Mail)
Chia sẻ