Quán ăn vỉa hè và nỗi lo an toàn thực phẩm
Bên cạnh đó, tình trạng thải rác bừa bãi của người bán, người ăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và mỹ quan đô thị.
Quán xá lề đường đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong đời sống người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Tuy vậy, đằng sau những món ăn hấp dẫn ấy, là cả một vấn đề con người thường bàng quan và không để ý, có tên: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vào giờ tan tầm, xung quanh các trường học, nhiều khu chợ, công ty, dễ thấy quán xá ăn vặt mọc lên như nấm thường xuất hiện trước giờ vàng khoảng từ 15 đến 20 phút.
Nhộn nhịp những “tiệm ăn di động”
Với đặc thù xe chở hàng nhỏ, gọn, có thể linh hoạt di chuyển vị trí, tùy theo thời điểm mà người chủ hàng chọn cho mình những địa điểm thích hợp. Thời gian biểu của những tiệm ăn này khá hợp lý: Sáng "đổ bộ" trước cổng trường học, sau đó dạt sang khu chợ phục vụ chị em, giờ tan sở thì “đóng chốt” gần các công ty, cuối giờ chiều lại trở về trường học.
Chị V (phụ huynh đón con) chia sẻ: “Lúc trước chị mới thấy cái xe đẩy này bán ở dọc đường Chu Văn An xong, giờ ra đây đón con lại thấy đúng xe này, cũng anh bán hàng này, mà bàn ghế thì đã dọn ra rồi. Mà ngày nào tầm này có mấy hàng bán ở đây hả em.”
Danh sách món ăn thực sự “khó cưỡng lại được” tại những thời điểm tan tầm. Đồ ăn nhiều, rẻ, sơ chế nhanh, chế biến gọn, chủ hàng không quên thêm cả dịch vụ trà nước đi kèm. Tuy nhiên, do mọi người thường đi theo nhóm, nên tổng tiền bỏ ra cho các món ăn vặt cũng không ít. Lãi thu về cho chủ hàng vì thế cũng "một vốn bốn lời".
Nhức nhối vấn đề vệ sinh thực phẩm
Với các loại hải sản đắt tiền như cua, mực với giá 5 nghìn đồng một xiên, mỗi xiên 3 cái, được tiếp hàng liên tục, người ta không khỏi băn khoăn: Nguồn thực phẩm xuất xứ từ đâu. Dầu mỡ được sử dụng nhiều lần, qua rây lọc để lấy cặn, sau đó đổ vào xô tích trữ với màu vàng đen đặc trưng.
Xe đẩy "tọa lạc" ở ngay vị trí tập trung rác thải bừa bãi với chai lọ ngổn ngang, tương ớt thừa chất đống. Nhìn kĩ sẽ thấy, tương ớt được trộn đường hóa học, những phần tương thừa được sử dụng lại cho... lượt khách sau.
Không chỉ riêng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau mỗi lần bán hàng, chủ xe điềm nhiên để lại “sản phẩm”, người nào lịch sự thì quét gọn lại, hoặc để lại rác bừa bãi trên vỉa hè cho công nhân vệ sinh làm việc.
Bác T (chủ nhà nơi có vỉa hè bị lấn chiếm để bán hàng) bức xúc: “Cứ đến lúc về đến nhà thì thấy trước cửa nào giấy, nào que, rồi đủ thứ vung vãi trước cửa, vừa bẩn vừa ô nhiễm. Mấy lần bác gặp họ nói chuyện thì dạ dạ vâng vâng rút kinh nghiệm. Được vài hôm bán xong mang rác đi rồi đâu lại đóng đấy. Thấy bác làm căng thì bây giờ quét rồi vun lại 1 chỗ dưới lòng đường.”
Vào giờ tan tầm, xung quanh các trường học, nhiều khu chợ, công ty, dễ thấy quán xá ăn vặt mọc lên như nấm thường xuất hiện trước giờ vàng khoảng từ 15 đến 20 phút.
Nhộn nhịp những “tiệm ăn di động”
Với đặc thù xe chở hàng nhỏ, gọn, có thể linh hoạt di chuyển vị trí, tùy theo thời điểm mà người chủ hàng chọn cho mình những địa điểm thích hợp. Thời gian biểu của những tiệm ăn này khá hợp lý: Sáng "đổ bộ" trước cổng trường học, sau đó dạt sang khu chợ phục vụ chị em, giờ tan sở thì “đóng chốt” gần các công ty, cuối giờ chiều lại trở về trường học.
Chị V (phụ huynh đón con) chia sẻ: “Lúc trước chị mới thấy cái xe đẩy này bán ở dọc đường Chu Văn An xong, giờ ra đây đón con lại thấy đúng xe này, cũng anh bán hàng này, mà bàn ghế thì đã dọn ra rồi. Mà ngày nào tầm này có mấy hàng bán ở đây hả em.”
Học sinh và sinh viên rủ nhau "tấp lề".
Danh sách món ăn thực sự “khó cưỡng lại được” tại những thời điểm tan tầm. Đồ ăn nhiều, rẻ, sơ chế nhanh, chế biến gọn, chủ hàng không quên thêm cả dịch vụ trà nước đi kèm. Tuy nhiên, do mọi người thường đi theo nhóm, nên tổng tiền bỏ ra cho các món ăn vặt cũng không ít. Lãi thu về cho chủ hàng vì thế cũng "một vốn bốn lời".
Nhức nhối vấn đề vệ sinh thực phẩm
Với các loại hải sản đắt tiền như cua, mực với giá 5 nghìn đồng một xiên, mỗi xiên 3 cái, được tiếp hàng liên tục, người ta không khỏi băn khoăn: Nguồn thực phẩm xuất xứ từ đâu. Dầu mỡ được sử dụng nhiều lần, qua rây lọc để lấy cặn, sau đó đổ vào xô tích trữ với màu vàng đen đặc trưng.
Xe đẩy "tọa lạc" ở ngay vị trí tập trung rác thải bừa bãi với chai lọ ngổn ngang, tương ớt thừa chất đống. Nhìn kĩ sẽ thấy, tương ớt được trộn đường hóa học, những phần tương thừa được sử dụng lại cho... lượt khách sau.
Không chỉ riêng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau mỗi lần bán hàng, chủ xe điềm nhiên để lại “sản phẩm”, người nào lịch sự thì quét gọn lại, hoặc để lại rác bừa bãi trên vỉa hè cho công nhân vệ sinh làm việc.
Bác T (chủ nhà nơi có vỉa hè bị lấn chiếm để bán hàng) bức xúc: “Cứ đến lúc về đến nhà thì thấy trước cửa nào giấy, nào que, rồi đủ thứ vung vãi trước cửa, vừa bẩn vừa ô nhiễm. Mấy lần bác gặp họ nói chuyện thì dạ dạ vâng vâng rút kinh nghiệm. Được vài hôm bán xong mang rác đi rồi đâu lại đóng đấy. Thấy bác làm căng thì bây giờ quét rồi vun lại 1 chỗ dưới lòng đường.”
Đồ ăn được “bố trí” ngay cạnh túi rác.
Tình trạng này diễn ra hàng ngày, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, có cầu thì ắt có cung, do đó cũng không thể đổ lỗi toàn phần cho các hàng quán di động. Người dân cần có ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung kết hợp những động thái nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng mất vệ sinh bừa bãi. Nhanh tay khoe những bức ảnh cưới tuyệt đẹp và hạnh phúc ngọt ngào của bạn được chụp tại khắp các vùng miền tại www.anhcuoi.afamily.vn. Xem hướng dẫn chi tiết về thể lệ cuộc thi và cách up hình tại đây. Bật mí: giải thưởng cực hot đấy nhé! |