Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa "ti tỉ" bệnh

Tiểu Nguyễn,
Chia sẻ

Nhãn không chỉ là trái ngon, toàn bộ quả nhãn còn có thể tận dụng để làm thuốc chữa bệnh cực hay trong Đông y. Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả nhãn dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ.

Nhãn có nhiều lợi ích sức khỏe ít ai ngờ nhưng phải lưu ý khi ăn

Cuối tháng 7, những trái nhãn thơm ngon bắt đầu chín rộ. Quả nhãn có vỏ mềm và nhỏ hơn quả vải. Nhãn có tên khoa học là Longocarpus longan, có nguồn gốc ở Trung Quốc và sau đó lan rộng trên khắp thế giới và hiện đang được trồng rộng rãi ở Thái Lan, Ấn Độ và một số nước khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Nhãn thường được thu hoạch nhiều vào mùa hè, có thể ăn tươi hoặc sấy khô.

Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa ti tỉ bệnh - Ảnh 1.

Quả nhãn có vỏ mềm và nhỏ hơn quả vải.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y Tuệ Tĩnh, quả nhãn có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi.

Trong sách của Hải Thượng Lãn Ông còn ghi nhận dùng nhãn thường xuyên và lâu dài sẽ giúp thông minh, trẻ lâu. Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.

Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa ti tỉ bệnh - Ảnh 2.

Công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú, chiếm 80% nhu cầu vitamin C trung bình ở mỗi người. Nhãn cũng chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, phốt pho, magiê, kali. Loại quả này cũng rất giàu vitamin A, vô cùng quan trọng trong việc chống oxy hóa.

Mặc dù vậy, khi ăn nhãn, bạn cần lưu ý: Nhãn có tính nóng, có thể gây dị ứng và nổi mẩn đỏ, do đó người bị nóng trong không nên ăn nhiều. Cần kiểm soát lượng nhãn khi cho trẻ ăn. Nhãn làm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí xuất huyết nên cần hết sức lưu ý. Phụ nữ mang thai không bị táo bón vẫn có thể ăn nhãn, nhưng ăn ở mức vừa phải.

Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa ti tỉ bệnh - Ảnh 3.

Nhãn có tính nóng, có thể gây dị ứng và nổi mẩn đỏ, do đó người bị nóng trong không nên ăn nhiều.

Kết hợp quả nhãn với những nguyên liệu dễ kiếm để tạo thành thuốc chữa bệnh

Theo lương y Bùi Hồng Minh, cùng với những nguyên liệu dễ kiếm, thậm chí có sẵn trong nhà, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu những bài thuốc chữa bệnh từ quả nhãn cực hay cực hiệu nghiệm. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả nhãn được vị lương y này chỉ ra:

- Giải nhiệt, an thần: Lấy long nhãn và hạt sen với 2 lượng bằng nhau. Hạt sen bóc vỏ, bỏ tim, đem luộc chín. Long nhãn ngâm nước khoảng 10 phút cho nở mềm. Nước lã hòa đường, cho lên bếp nấu sôi rồi cho hạt sen và long nhãn vào đun nhỏ lửa khoảng 10 phút là dùng được.

Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa ti tỉ bệnh - Ảnh 4.

Cùng với những nguyên liệu dễ kiếm, thậm chí có sẵn trong nhà, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu những bài thuốc chữa bệnh từ quả nhãn cực hay cực hiệu nghiệm.

- Chữa chứng mất ngủ, hay quên, hay bị hồi hộp, tim đập nhanh: Gạo nếp ngon 100g, cùi nhãn 100g. Đem nấu cháo thật nhừ, nêm gia vị cho phù hợp với bản thân rồi ăn.

- Suy nhược cơ thể, thiếu máu: 15g long nhãn, 20g hạt sen, 15g hồng táo, 15g đậu phộng và 50g gạo nếp ngon. Đem nấu cháo với những nguyên liệu trên, ăn khi còn nóng vào buổi sáng và chiều tối.

- Tiêu chảy do tì hư: 30 long nhãn, gừng vừa đủ. Đem nấu 2 nguyên liệu trên lấy nước uống trong ngày để trị chứng tiêu chảy.

- Chữa chảy máu do chấn thương: Dùng hạt long nhãn khô tán mịn rồi đắp lên vết thương.

Quả nhãn mà kết hợp với những thứ này, bạn sẽ có bài thuốc hay chữa ti tỉ bệnh - Ảnh 5.

Phụ nữ mang thai không bị táo bón vẫn có thể ăn nhãn, nhưng ăn ở mức vừa phải.

- Ăn ngủ kém, người tiều tụy xanh tái: Long nhãn 250g, đại táo 250g, rửa sạch cho vào nồi , đổ vào khoảng 1/2 lít nước, đun lửa to cho sôi rồi chuyển lửa nhỏ cho chín kỹ. Cho thêm mật ong 250g và nước cốt gừng trộn đều, nấu chín rồi ăn.

- Rượu long nhãn giúp bổ khí huyết, ăn ngon hơn: 200g long nhãn nhục vào một bình có miệng nhỏ, đổ vào 1/2 lít rượu trắng thật tốt, bịt kín miệng bình. Mỗi ngày lắc bình 2 lần, sau 2 tuần là dùng được.

Chia sẻ