Quá kỳ vĩ Hang Sơn Đoòng

Hồng Minh-Theo Nat.Geo,
Chia sẻ

Vô vàn những viên ngọc trai cỡ bự trong lòng hang, từ trong đáy hang nhìn lên vòm có độ cao tương đương tòa tháp 40 tầng ở NewYork...

Nhưng đó vẫn chưa là tất cả về hang động được coi là lớn nhất thế giới này!
 
Tạp chí National Geographic (Mỹ) đã giới thiệu hang Sơn Đoòng trên website của mình. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được phát hiện năm 2009 bởi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh giữa di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
 
 Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Carsten Peter thực hiện vào tháng 5/2009:
 
Sơ đồ những bức ảnh chụp tại hệ thống hang do các nhà tham hiểm Hoàng Gia Anh thực hiện
 
Nhiếp ảnh gia Carsten Peter đang leo vào trong hang Sơn Đoòng để thực hiện bộ ảnh
 
Lòng hang sâu thăm thẳm, phía trên có ánh sáng mặt trời nên còn có lùm cây xanh
 
Càng vào sâu, hàng chỉ còn những khối đá vôi sừng sững
 
Từ đáy hang, con người chỉ như một dấu chấm nhỏ dưới những khối thạch nhũ khổng lồ
 
Một tác phẩm điêu khắc thiên nhiên kỳ vĩ tại hang Sơn Đoòng
 
Nhà thám hiểm thăm dò tại cửa hang Sơn Đoòng
 
Hang Én vào mùa khô, dòng sông chỉ còn lại vũng nước nhỏ nhưng tới mùa mưa, nó có thể gấp cả trăm lần như trên ảnh.
 
Trong lòng hang Sơn Đoòng, con người dường như quá bé nhỏ trước thiên nhiên vĩ đại. Một phép so sánh dễ hình dung nhất: từ điểm đứng của nhà thám hiểm, lên tới vòm hang tương đương với tòa nhà 40 tầng tại NewYork (Mỹ)!
 
Các nhà thám hiểm đang bơi trong Hang Kén. Đây là 1 trong 20 hang động được phát hiện năm 2009 tại Phong Nha-Kẻ Bàng.
 
Phía bên ngoài hệ thống hang tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Những vũng nước chính là các hố bom có từ thời chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Hiện nay, chúng đều là ao thả cá.
 
Bộ sưu tập "ngọc trai" của núi đá vôi. Qua rất nhiều thế kỷ, tinh thể canxi đã kết lại, bao bọc những hạt cát nhỏ tạo thành những viên ngọc trai khổng lồ
 
Từ trên đỉnh hang, luồng sáng rọi xuống các khối nhũ đá mang một vẻ đẹp huyền ảo.
Những nhà thám hiểm đã đặt tên  những mỏm đá tại hàng Loọng Con là "Vườn xương rồng"
 
Không lạnh lẽo và u tịch như phía sâu dưới đáy hang, nơi nào ánh sáng chiếu vào hang, nơi đó có sự sống của cỏ cây, chim muông và các loại thú như sóc, khỉ...
 
Bước tường lớn, ngăn cản bước chân của nhà thám hiểm. Họ đã phải dừng lại ở bước chân thứ 200, khoan một cột đánh dấu để quay trở lại lần sau, đồng thời cũng đo mực nước ngầm lên trong mùa lũ.
 
Nhà thám hiểm đang đi vào sâu trong hàng Loọng Con. Bên trong hơi nước bốc lên tạo thành lớp sương mù, ánh sáng từ phía bên ngoài rọi xuống tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ.
 
"Hồ bơi" khổng lồ, trong và sâu thăm thẳm trong hang
 
Nước từ trong sông ngầm ào ào chảy xuống lòng hang
Chia sẻ