Quả cam có 1 bộ phận có thể chống ung thư

Bảo Nam,
Chia sẻ

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy rằng, tinh dầu của vỏ cam có thể kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại.

Hầu như chúng ta thường vắt hết nước trong quả cam và bỏ vỏ. Thực tế, vỏ cam lại chính là bộ phận đắt giá, có thể đem lại công dụng trị bệnh rất tốt.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy rằng, tinh dầu của vỏ cam có thể kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại. Vỏ cam còn chứa chất synephrine alkaloid có tác dụng giảm cholesterol ở gan. Thậm chí, người Ấn Độ còn ăn cam nguyên trái như một cách giải độc cơ thể.

Hơn nữa, vỏ cam còn có khả năng chống ung thư do sự hiện diện của limonene, một chất hóa học tự nhiên.

Quả cam có 1 bộ phận có thể chống ung thư: Đem ngâm cùng 4 thứ sẽ thành "kho báu" bồi bổ nội tạng - Ảnh 1.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, vỏ cam có vị cay nồng, đắng, tính ấm. Bác sĩ nội trú Guo Xin (Khoa Lá lách và Tiêu hóa, Bệnh viện trực thuộc Thứ ba của Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc), cho biết vỏ cam thường được sử dụng với 3 tác dụng chính:

- Đầu tiên là giảm ho và giảm đờm.

- Thứ hai là thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

- Cuối cùng là làm giảm đầy hơi.

Dưới đây là một số cách sử dụng vỏ cam do bác sĩ nội trú Guo Xin chia sẻ:

1. Vỏ cam + xương cựa: Tăng cường lá lách

Những người kém ăn, bị tiêu chảy, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi có thể đun vỏ cam và xương cựa rồi uống. Hai vị thuốc Đông y này có tác dụng bổ tỳ, cường tráng lá lách, cầm mồ hôi.

2. Vỏ cam + táo gai: Bồi bổ dạ dày, kích thích tiêu hóa 

Bản thân táo gai đã có tác dụng kích thích tiêu hóa, khi kết hợp với vỏ cam thì hiệu quả sẽ tăng gấp đôi. Người tỳ vị yếu, thường xuyên đau bụng, chướng bụng có thể cân nhắc sử dụng. Cách làm như sau: Lấy 12 gam vỏ quýt/cam và 15 gam táo gai cho nước vào đun sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu trong 20 phút. Bạn nên uống một cốc nước này vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

tao-gai-1-ngoisao.vn-w640-h424.jpg

Bản thân táo gai đã có tác dụng kích thích tiêu hóa, khi kết hợp với vỏ cam thì hiệu quả sẽ tăng gấp đôi.

3. Vỏ cam với gừng: Long đờm, xua tan cảm lạnh

Gừng kết hợp với vỏ cam có tác dụng long đờm, trừ hàn, giãn khí, thích hợp cho người thường xuyên ho, ho ra đờm trắng, sổ mũi. Cách làm: Đun vỏ cam cùng gừng, đợi nguội rồi thưởng thức để nhận lại hiệu quả trị bệnh.

4. Vỏ cam + chà là đỏ: Điều hòa khí huyết, bổ máu

Chà là đỏ có tác dụng bổ huyết, làm dịu thần kinh, kết hợp với vỏ cam sẽ cực kỳ phù hợp với những người suy nhược, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ về đêm, cảm lạnh, thiếu máu... Cách làm: Chuẩn bị vỏ cam, chà là đỏ lượng đủ dùng mang nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào nước đun sôi, để nguội và thưởng thức.

Lưu ý khi sử dụng vỏ cam

PGS Zhang Fenghua (Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc), nhắc nhở rằng cam rất dễ bị côn trùng tấn công. Vì thế để tăng năng suất, người nông dân có thể phun thuốc trừ sâu trong thời kỳ cam sinh trưởng. Do đó, lựa chọn vỏ cam có nguồn gốc uy tín, an toàn cũng rất quan trọng.

Trước khi dùng bạn cần phải rửa sạch vỏ cam bằng nước muối để loại bỏ bụi bẩn, các chất có hại trên vỏ. Vỏ của quả cam có kết cấu và khá cứng, do đó, nó có thể gây khó chịu khi ăn và cũng như khi tiêu hóa.

tofu-tostadas-with-grilled-ora-8230-8351-1548658920.png

Vỏ cam tươi có nhiều tinh dầu. Nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, do đó vỏ nên được nấu chín hoặc phơi khô. 

Ngoài ra, vỏ cam nên cắt mỏng, dài để tiết ra nhiều tinh dầu, nên thêm gia vị để tránh vị đắng.

Nước vỏ cam tuy có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng phù hợp, ví dụ như những người bị nóng trong, mất ngủ, mơ màng, ho nóng... không những không khỏi sau khi uống nước vỏ cam mà còn khiến các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn.

Chia sẻ