Phụ nữ Trung Hoa thời cổ đại khi sinh con trải qua nhiều quá trình vô cùng thú vị, đặc biệt là vai trò của bà mụ
Khi đỡ đẻ, những bà mụ được người dân rất nể trọng hết mực. Lý do là vì sao?
Từ ngày xa xưa đến hiện tại vẫn luôn quan niệm rằng, sinh con đối với phụ nữ chính là bước đến quỷ môn quan, nếu có bất kỳ bất cẩn nào thì sẽ khiến thai phụ đấy gặp nguy hiểm. Dù là trong tài liệu lịch sử hay phim truyền hình cổ trang đều mô tả cảnh tượng sinh con rất vất vả, có thể xảy ra những sự việc đau lòng như một xác hai mạng. Nguyên do chủ yếu là bởi vì điều kiện thời kỳ này vẫn còn lạc hậu.
Như chúng ta đều biết, khi người phụ nữ cổ đại chuyển dạ, người nhà của họ tìm đến 1, 2 bà mụ giúp đỡ sinh con. Nghề bà mụ xuất hiện từ thời Đông Hán, trước đó quá trình sinh nở thường phụ thuộc vào bản thân thai phụ hoặc các thành viên trong gia đình.
Các bà mụ do đã từng mang thai và sinh con nhiều lần nên có nhiều hiểu biết về những vấn đề liên quan, họ có thể giúp mẹ tròn con vuông và giảm tỷ lệ thai phụ chết trong quá trình sinh nở. Họ có kiến thức y khoa nhất định và một số chiến thuật tâm lý giúp người mẹ dễ dàng sinh con hơn. Do đó, những bà mụ này được người dân rất nể trọng.
Quá trình phụ nữ cổ đại sinh con cũng khá thú vị. Ngoài việc tìm bà mụ trước khi sinh, người nhà cũng cần chuẩn bị nhiều dụng cụ đặc biệt, chẳng hạn như kéo, bồn gỗ, giấy rơm,...
Nói về giấy rơm, chúng được sử dụng theo 1 cách riêng biệt. Giấy rơm là một loại đặc biệt, độ dày rất lớn nhưng lại khá mềm và có khả năng hút nước mạnh. Vì màu của loại giấy này thường là màu vàng nên còn được gọi là giấy phân ngựa.
Lúc sinh con, người mẹ đứng hoặc ngồi xổm giữa phòng, giấy rơm được đặt dưới thân người mẹ, chồng nhiều lớp giấy dày. Và sau đó, các bà mụ sẽ ôm người mẹ từ phía sau để ngăn họ ngã.
Nhưng tại sao phải là tư thế đứng hay ngồi xổm? Tư thế sinh con phổ biến của người xưa là đứng hoặc ngồi xổm, bởi vì như thế thì sử dụng lực rất tốt, có lợi trong lúc sinh con. Tuy nhiên, tư thế này lại ít xuất hiện trên truyền hình.
Bà mụ sẽ 1 tay giữa người mẹ đúng tư thế từ phía sau, tay còn lại sẽ vuốt bụng bầu nhẹ nhàng từ trên xuống dưới. Bằng cách này, lực của người mẹ cùng lực nhẹ từ bà mụ sẽ giúp đứa bé dễ di chuyển ra ngoài. Khi đứa bé được sinh ra, chúng sẽ từ từ rơi xuống tấm giấy rơm được lót bên dưới. Giấy rơm không chỉ hấp thụ nước ối xung quanh trẻ sơ sinh mà còn có tác dụng giữ ấm và tránh thương tích khi rời khỏi cơ thể mẹ.
Trong triều đại nhà Đường và nhà Tống, bà mụ rất phổ biến. Tuyển chọn bà mụ trong cung lại cần phải có cả vóc dáng lẫn ngoại hình. Những người theo nghề này thường treo trước cửa bảng hiệu "khoái mã khinh xa, mỗ thị thu sinh" với hàm ý đến với thai phụ nhanh như xe ngựa và đỡ sinh con nhanh như chớp mắt.
Ngoài ra, khi đỡ đẻ các bà mụ lại liên tục yêu cầu nước nóng để lau sạch cơ thể cho người mẹ. Bởi lẽ phụ nữ sinh con là chuyện không hề dễ dàng, nếu không chú ý sẽ dẫn đến chảy máu quá nhiều. Trong quá trình chuyển dạ, người phụ nữ tốn rất nhiều năng lượng do đó rất dễ đổ mồ hôi. Ngoài ra, dùng khăn nóng lau cơ thể người mẹ có thể khiến cổ tử cung giãn ra và giảm đau khi sinh.
Bên cạnh đó, dùng nước nóng có thể khử trùng. Tình trạng nhiễm trùng là 1 trong những lý do khiến thai phụ tử vong trong lúc sinh nở. Để tránh nhiễm trùng, các bà mụ luôn cần thay nước nóng liên tục. Kéo và khăn được sử dụng trong khoảng thời gian đấy cũng phải được khử trùng bằng nước nóng.
Nước nóng có thể giúp tăng nhiệt độ trong phòng hiệu quả. Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, trong quá trình đau đẻ, người mẹ sẽ dễ bị cảm lạnh. Căn phòng ấm áp sẽ có lợi trong quá trình chuyển dạ lẫn khi đón sinh mệnh mới chào đời, không khí quá khô sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đứa bé vừa ra đời.
Vì không có các thiết bị tiên tiến vào thời cổ đại, người xưa chỉ có thể dựa vào nước nóng để cải thiện không khí trong phòng.
Nguồn: Toutiao, Sohu