Phụ nữ không nên làm 7 việc này khi bụng đói vì sẽ "tàn phá" dạ dày rất nhanh, thậm chí gây nguy hiểm cho cơ thể
Một số thói quen dưới đây không nên thực hiện khi đói bụng vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, thậm chí còn khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi cơ thể ở trong tình trạng đói bụng, chức năng hoạt động của nhiều cơ quan bị suy giảm, nếu cơ thể hấp thụ thực phẩm không đúng cách thì sẽ làm tổn thương gan, thận và dạ dày. Đồng thời, nếu lúc này bạn bắt cơ thể phải thực hiện một số hoạt động cần nhiều năng lượng như tắm rửa, vận động thể thao… không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày mà còn khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
7 việc không nên làm khi bụng đói
Ăn trái cây
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shilpa Arora chia sẻ trên trang NDTV: Ăn trái cây khi bụng đói là một quyết định sai lầm vì trái cây rất giàu axit hữu cơ, nếu hấp thụ khi bụng đói sẽ gây kích ứng dạ dày. Đặc biệt, một số loại trái cây chứa hàm lượng lớn axit tanic như hồng, cam, quýt… càng không nên ăn khi đói bởi dễ kết sỏi thận.
Nếu sỏi tồn tại lâu trong dạ dày sẽ kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây nên bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày, thậm chí dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Uống trà hoặc cà phê
Trà đặc và cà phê là hai loại đồ uống chứa nhiều caffeine, nếu dùng khi đói bụng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm tổn hại chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn với người bệnh viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, gây đau dạ dày và khiến bệnh khó điều trị. Bên cạnh đó, các loại đồ uống giàu caffeine được chỉ ra là có thể làm tăng nhịp tim, gây khó chịu cho cơ thể như làm tức ngực, đánh trống ngực... nếu tiêu thụ vào lúc bụng đói.
Uống nước trái cây
Theo bác sĩ Hong Zhongxin, trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh: Sở dĩ không nên uống nước ép trái cây khi đói bụng vì nước ép thường chứa nhiều đường, vitamin C... có thể sẽ khiến bạn mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính, hơn nữa vị chua của nước hoa quả có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây loét dạ dày.
Ăn kẹo cao su
Theo bác sĩ Jason Fung (bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng người Canada): Việc nhai kẹo cao su khi đang đói sẽ khiến nước bọt trong miệng tiết ra nhiều hơn và cơn đói cồn cào hơn. Cách kiểm soát cơn đói kiểu này không được các chuyên gia khuyến khích.
Ngoài ra, bác sĩ cảnh báo người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế nhai kẹo cao su vì có khả năng làm tăng tiết axit dạ dày, khiến tình trạng loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, gây bệnh viêm dạ dày.
Đi ngủ khi đói
Ăn quá ít làm suy giảm lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn dễ thức giấc.
Trong khi đó, thiếu ngủ làm sản sinh hormone đói, khiến cảm giác đói tăng lên, vì thế mà chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn. Nếu trước khi ngủ mà cảm thấy đói, bạn hãy uống một cốc sữa ấm để an thần và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tập thể dục khi đói
Khi vận động mạnh, cơ thể con người ở trong trạng thái trao đổi chất mạnh mẽ, từ đó làm tăng mức tiêu thụ năng lượng.
Nếu bạn tập luyện khi bụng đói, lượng dự trữ glycogen trong gan sẽ không đủ, đường trong máu được tiêu thụ nhanh và nếu không được bổ sung kịp thời sẽ gây ra tình trạng suy giảm đường huyết, chóng mặt, đánh trống ngực, hoa mắt…
Đi tắm khi đói bụng
Nhiều người có thói quen tắm rửa sạch sẽ trước khi ăn sáng để tạo cảm giác thư giãn và giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ngay khi vừa thức dậy, nếu cơ thể chưa được hấp thụ bất kì thực phẩm nào thì lượng đường trong máu sẽ thấp, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động trong khi việc tắm cần tiêu thụ nhiều năng lượng.
Ngoài ra, nếu bạn tắm khi đói bụng cũng dễ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm của việc hạ đường huyết đột ngột như chóng mặt, buồn nôn và nôn ói. Nếu không khí phòng tắm không thông thoáng, nhiệt độ tương đối cao sẽ khiến con người dễ bị choáng váng. Tốt hơn cả là nên tắm sau khi ăn khoảng 2 tiếng.