Phòng tránh hiếm muộn khi còn trẻ
Nhiều cặp vợ chồng cưới nhau đã mấy năm, cuộc sống lứa đôi hầu như không trục trặc, tuổi đời cũng còn trẻ nhưng mãi vẫn chưa có con...
Sao mãi chưa có tin vui?
Vợ chồng chị N.T.T., 38 tuổi, cưới nhau năm năm nhưng chưa có con. Chị càng khổ tâm khi chồng và cả gia đình chồng kết luận nguyên nhân không có con là do chị.
Chia sẻ điều này, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương, cho rằng muốn biết chính xác nguyên nhân thì cả hai vợ chồng chị cần kiểm tra sức khỏe, khả năng sinh sản. Trong đó, người chồng phải làm xét nghiệm cơ bản là tinh dịch đồ, người vợ phải kiểm tra hoạt động của buồng trứng, sự thông suốt của ống dẫn trứng.
Hay như trường hợp anh T.V.D., 42 tuổi, cưới vợ 15 năm mà chưa có con. Anh D. muốn biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu. TS Lê Văn Hiền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh.
Có thể do vợ, chồng hoặc có thể cả hai, có cả một số trường hợp không tìm được nguyên nhân. Do vậy, hai vợ chồng nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn, từ đó có phương pháp điều trị cụ thể.
Với tâm trạng buồn bã, anh S., 27 tuổi, kỹ sư công nghệ, kể với các bác sĩ anh lấy vợ được bốn năm nhưng vẫn chưa có mụn con nào. Có phải khi còn trẻ mà đã xuất tinh sớm thì có ảnh hưởng đến việc sinh con. Ngoài ra, anh S. cũng thắc mắc việc xuất tinh sớm có ảnh hưởng đến việc sinh con trai hay con gái không.
Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Dương Quang Huy, khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương, tư vấn: xuất tinh sớm chỉ ảnh hưởng đến vô sinh khi người đàn ông thường xuyên xuất tinh trước khi đưa dương vật vào âm đạo để tiến hành giao hợp. Xuất tinh sớm không liên quan đến sinh con trai hay con gái về sau.
Có những cặp vợ chồng đã đi khám và được kết luận bình thường nhưng vẫn chưa có con. Đó là trường hợp chị T.T.T.V., 42 tuổi. Vậy có cần phải điều trị?
Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan - giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, nhóm nghiên cứu hỗ trợ sinh sản Hội Nội tiết và sinh sản TP.HCM - trả lời có khoảng 10% cặp vợ chồng vô sinh được chẩn đoán chưa rõ nguyên nhân, nghĩa là cả vợ và chồng đều bình thường sau khi thực hiện khảo sát.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên điều trị từ những biện pháp đơn giản nhất, như bơm tinh trùng vào buồng tử cung có kết hợp kích thích buồng trứng...
Nhiều cặp vợ chồng cho rằng đã có con rồi thì không lo vô sinh. Thế nhưng, anh N.V.C., 34 tuổi, kể: vợ chồng anh đã có một cháu bé 6 tuổi, suốt bốn năm nay chờ mãi vẫn chưa có con thứ hai. Đi khám bác sĩ nói anh bị yếu tinh trùng. Bác sĩ Đặng Quang Vinh, giảng viên y khoa Đại học Quốc gia, chẩn đoán vợ chồng anh bị vô sinh II bốn năm.
Nếu tinh trùng yếu nhẹ và người vợ bình thường, hai vòi trứng thông thì có thể được thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung, còn trong trường hợp tinh trùng bất thường nặng hay người vợ có hai vòi trứng bị tắc thì cần phải thụ tinh trong ống nghiệm để có con.
Dự phòng vô sinh
“Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh hiếm muộn khi còn trẻ?” - bạn Tuấn Anh, 21 tuổi, lo lắng hỏi. Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan trả lời: Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng không có thai của một cặp vợ chồng sau một năm chung sống mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào. Hiếm muộn chỉ có thể được chẩn đoán sau khi lập gia đình, sống chung và mong muốn có thai.
Với một số bạn trẻ lo lắng về vấn đề này thì có thể làm vài khảo sát đơn giản trước để biết khả năng sinh sản của mình. Nam giới có thể chỉ cần thử tinh dịch đồ. Còn nữ giới, nếu kinh nguyệt đều đặn hằng tháng, nghĩa là hệ thống sinh sản về mặt cấu trúc và chức năng khá bình thường.
Tuy nhiên, cần nhắc lại rằng có khoảng 10% các cặp vợ chồng vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Trong khi đó, một số trường hợp vợ hay chồng đều gặp trục trặc chút đỉnh nhưng vẫn có con. Do đó, có thể nói hiếm muộn là chuyện của một cặp vợ chồng và “đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”.
Các bạn trẻ có thể chú ý một số biện pháp dự phòng để tránh được hiếm muộn do các nguyên nhân mắc phải, như quan hệ tình dục an toàn, áp dụng tránh thai chủ động để hạn chế nạo phá thai, vệ sinh kinh nguyệt tốt với các bạn nữ, cha mẹ nên quan tâm đến tiêm ngừa quai bị cho các bé trai khi còn nhỏ...
Vợ chồng chị N.T.T., 38 tuổi, cưới nhau năm năm nhưng chưa có con. Chị càng khổ tâm khi chồng và cả gia đình chồng kết luận nguyên nhân không có con là do chị.
Chia sẻ điều này, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương, cho rằng muốn biết chính xác nguyên nhân thì cả hai vợ chồng chị cần kiểm tra sức khỏe, khả năng sinh sản. Trong đó, người chồng phải làm xét nghiệm cơ bản là tinh dịch đồ, người vợ phải kiểm tra hoạt động của buồng trứng, sự thông suốt của ống dẫn trứng.
Hay như trường hợp anh T.V.D., 42 tuổi, cưới vợ 15 năm mà chưa có con. Anh D. muốn biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu. TS Lê Văn Hiền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh.
Có thể do vợ, chồng hoặc có thể cả hai, có cả một số trường hợp không tìm được nguyên nhân. Do vậy, hai vợ chồng nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa hiếm muộn, từ đó có phương pháp điều trị cụ thể.
Với tâm trạng buồn bã, anh S., 27 tuổi, kỹ sư công nghệ, kể với các bác sĩ anh lấy vợ được bốn năm nhưng vẫn chưa có mụn con nào. Có phải khi còn trẻ mà đã xuất tinh sớm thì có ảnh hưởng đến việc sinh con. Ngoài ra, anh S. cũng thắc mắc việc xuất tinh sớm có ảnh hưởng đến việc sinh con trai hay con gái không.
Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Dương Quang Huy, khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương, tư vấn: xuất tinh sớm chỉ ảnh hưởng đến vô sinh khi người đàn ông thường xuyên xuất tinh trước khi đưa dương vật vào âm đạo để tiến hành giao hợp. Xuất tinh sớm không liên quan đến sinh con trai hay con gái về sau.
Có những cặp vợ chồng đã đi khám và được kết luận bình thường nhưng vẫn chưa có con. Đó là trường hợp chị T.T.T.V., 42 tuổi. Vậy có cần phải điều trị?
Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan - giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, nhóm nghiên cứu hỗ trợ sinh sản Hội Nội tiết và sinh sản TP.HCM - trả lời có khoảng 10% cặp vợ chồng vô sinh được chẩn đoán chưa rõ nguyên nhân, nghĩa là cả vợ và chồng đều bình thường sau khi thực hiện khảo sát.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên điều trị từ những biện pháp đơn giản nhất, như bơm tinh trùng vào buồng tử cung có kết hợp kích thích buồng trứng...
Nhiều cặp vợ chồng cho rằng đã có con rồi thì không lo vô sinh. Thế nhưng, anh N.V.C., 34 tuổi, kể: vợ chồng anh đã có một cháu bé 6 tuổi, suốt bốn năm nay chờ mãi vẫn chưa có con thứ hai. Đi khám bác sĩ nói anh bị yếu tinh trùng. Bác sĩ Đặng Quang Vinh, giảng viên y khoa Đại học Quốc gia, chẩn đoán vợ chồng anh bị vô sinh II bốn năm.
Nếu tinh trùng yếu nhẹ và người vợ bình thường, hai vòi trứng thông thì có thể được thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung, còn trong trường hợp tinh trùng bất thường nặng hay người vợ có hai vòi trứng bị tắc thì cần phải thụ tinh trong ống nghiệm để có con.
Dự phòng vô sinh
“Làm cách nào để phát hiện sớm bệnh hiếm muộn khi còn trẻ?” - bạn Tuấn Anh, 21 tuổi, lo lắng hỏi. Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan trả lời: Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng không có thai của một cặp vợ chồng sau một năm chung sống mà không áp dụng biện pháp tránh thai nào. Hiếm muộn chỉ có thể được chẩn đoán sau khi lập gia đình, sống chung và mong muốn có thai.
Với một số bạn trẻ lo lắng về vấn đề này thì có thể làm vài khảo sát đơn giản trước để biết khả năng sinh sản của mình. Nam giới có thể chỉ cần thử tinh dịch đồ. Còn nữ giới, nếu kinh nguyệt đều đặn hằng tháng, nghĩa là hệ thống sinh sản về mặt cấu trúc và chức năng khá bình thường.
Các bạn trẻ có thể chú ý một số biện pháp dự phòng để tránh được hiếm muộn do các nguyên nhân mắc phải, như quan hệ tình dục an toàn, áp dụng tránh thai chủ động để hạn chế nạo phá thai, vệ sinh kinh nguyệt tốt với các bạn nữ, cha mẹ nên quan tâm đến tiêm ngừa quai bị cho các bé trai khi còn nhỏ...
Theo Tuổi Trẻ