Phở chua: đặc sản xứ Lạng trên đất Sài Thành
Dù đã khác xưa rất nhiều nhưng món phở chua không khói này vẫn là món ăn đủ sức hấp dẫn với các thực khách có tâm hồn ăn uống và thích khám phá những món ăn lạ.
Khá nhiều thực khách Sài Gòn đã phải ngạc nhiên khi lần đầu tiên được thưởng thức phở chua - món ăn thuộc vào hàng đặc sản của xứ Lạng Sơn. Đó là những ngạc nhiên từ vị lạ của tô phở không khác bình thường là bao nhưng lại vô cùng độc đáo với nước sốt chua chua và món ớt đặc trưng của món ăn.
Món phở chua Lạng Sơn đầy hấp dẫn.
Dù cùng có xuất phát là món phở, nhưng món phở chua này thường mang lại sự "lạ" cho thực khách ngay từ tên món ăn chứ chưa cần thưởng thức. Nghe tên gọi, nhiều người đã hình dung đây là một món ăn rất đặc biệt và cô cùng lạ lẫm, nhưng thực ra, nói nào ngay - hình thức của một tô phở chua chính là phở khô. Từ "chua" xuất phát từ món nước sốt chua ngọt được chan vào món phở này.
Nhưng thực ra, về hình thức, món phở chua không khác phở khô là bao.
Như đã nói, món phở này có nguồn gốc từ Lạng Sơn, nhưng khi du nhập vào Sài Gòn và trải qua nhiều sự thay đổi cho phù hợp với khẩu vị người dân nơi đây thì món ăn này đã có nhiều thay đổi. Và hiện nay, phở chua Lạng Sơn tại Sài Gòn gần như đã khác hẳn.
Phở chua bây giờ còn có thêm cả bánh tôm.
Vẫn còn nhớ, cách đây gần chục năm, khi ghé quán, món phở chua này dù đã "Sài Gòn hóa" nhưng vẫn còn nhiều nét độc đáo như hương vị của món phở gốc. Nhưng bây giờ, có vẻ như đã có khá nhiều thay đổi trong tô phở chua tại đây.
Nhưng, với những ai chưa thưởng thức món ăn này lần nào thì món phở chua vẫn là món ăn tạo được nhiều tò mò cho thực khách. Chính vì thế, cho đến giờ, quán vẫn luôn đông đúc mặc dù hương vị món phở chua đã khác đi ít nhiều.
Đu đủ chua, rau muống, đậu phộng, bánh tôm, thịt gà, lòng gà, sợi phở và nước sốt đặc biệt là những gì có trong một tô phở chua tại quán.
Món phở chua tại đây chỉ sử dụng nguyên liệu là thịt gà.
Tuy nhiên, phải nhắc trước cho những ai vốn đã từng được thưởng thức qua món phở chua Lạng Sơn chính gốc phải chuẩn bị trước tinh thần khi ăn. Nhất là khi món phở chua tại đây chỉ sử dụng thịt gà và lòng gà là chủ yếu chứ không hề có thịt heo và xá xíu .
Món nước sốt chan vào tô phở chính là nước sốt me được chế biến lại với hương vị của người Sài Gòn. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của món phở chua tại quán, rất nhiều thực khách khi đến đây đã rất thích thú khi được nếm qua hương vị của món nước sốt đặc trưng này.
Sợi phở được luộc chín từ trước. Khi ăn, phải trộn đều tất cả các nguyên liệu
có trong tô phở lại với nhau nhiều lần.
Cho đến khi tất cả đều thấm nước sốt đều đặn là có thể dùng được. Càng trộn kỹ thì lúc ăn sẽ càng thấy ngon hơn với hương vị rất đặc biệt của món phở chua.
Món ớt đặc biệt của quán.
Cho đến khi tất cả đều thấm nước sốt đều đặn là có thể dùng được. Càng trộn kỹ thì lúc ăn sẽ càng thấy ngon hơn với hương vị rất đặc biệt của món phở chua.
Món ớt đặc biệt của quán.
Ăn phở chua cũng không dễ. Muốn được thưởng thức một tô phở chua với đúng đầy đủ hương vị của nó, bạn phải chịu khó trộn cả tô phở lên cho thật đều, sao cho nước sốt thấm đều từng sợi phở là được. Trước đó, nếu biết ăn cay, bạn cũng có thể cho thêm vào tô phở của mình một gia vị đặc biệt: chính là ớt.
Nếu bạn biết ăn cay thì thêm một chút ớt vào tô phở chua
sẽ càng làm cho món ăn thêm đậm đà.
Ớt ăn kèm với phở chua ở đây gần như là "độc nhất vô nhị" và chỉ để ăn với phở chua. Dùng ớt này, ăn với các món ăn khác đều không ngon. Món ớt này là hỗn hợp gồm ớt sa tế trộn với tóp mỡ, muối và phi lên, tạo ra một loại ớt rất đặc biệt. Nhiều thực khách ăn quen gần như không cảm thấy ngon khi ăn phở chua mà không cho thêm loại ớt đặc biệt này vào.
Bánh giò chan nước mắm - hàng "độc" của quán.
Một điều đặc biệt nữa mà khách lạ đến quán đều phải chú ý, đó là trên mỗi bàn ăn gần như đều có kèm thêm một dĩa bánh giò quen thuộc. Cho đến giờ, có thể nói cách chế biến bánh giò như quán phở chua này hình như chưa thấy những chỗ khác thực hiện. Khách đến quán cũng có rất nhiều người không quen vị phở chua nhưng vẫn đến là vì món bánh giò đặc biệt này.
Nhân bánh rất nhiều thịt và được gói khá chắc tay.
Món bánh giò ở đây được gói rất chắc, thịt nhiều và có cả trứng cút. Nhưng thú vị ở chỗ là nó ăn cùng với nước mắm chua ngọt được pha rất "chuẩn". Chính vì vậy mà món bánh giò này kích thích vị giác của thực khách kinh khủng. Nếu không kiềm chế, thực khách sẽ rất dàng ăn liền một lúc 2-3 cái cho thỏa cơn thèm.
Món bánh giò tại đây không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt.
Quán bình dân, tọa lạc trong một con hẻm nhỏ nối liền đường Điện Biên Phủ và Bàn Cờ nên còn được nhiều người gọi với tên gọi Phở Chua Bàn Cờ. Một điều thú vị là khi tìm hiểu từ xung quanh và chính chủ quán thì mới hay quán phở này đã có mặt tại Sài Gòn từ những năm 1954 và do hai vợ chồng người Hoa làm chủ. Quán mở cửa từ 16h cho đến khi bán hết (thường rất sớm, khoảng 19h là quán đã đóng cửa).
Quán thường nghỉ vào ngày thứ 2, nhưng có lúc hai ba ngày liên tiếp khách đến quán cũng không thấy quán mở cửa đón khách mà đóng cửa im lìm. Chính vì thế, quán phở chua này cũng là quán "thách thức" tính kiên nhẫn của các thực khách mới lần đầu đến quán nhất khi đến quán vào những lúc quán đóng cửa.