Phán quyết lịch sử về luật cấm phá thai "rung chuyển" nước Mỹ: Vấn đề nhức nhối từ quá khứ đến hiện tại và luật định gây tranh cãi

L.T,
Chia sẻ

Ngày 24/6, Tòa án tối cao Mỹ phán quyết quyền phá thai không phải là quyền hiến định.

Ngày 24/6, nước Mỹ đã có một ngày "không ngủ" khi Tòa án tối cao Mỹ đưa ra phán quyết gây tranh cãi rằng quyền phá thai không phải là một quyền hiến định, do đó các tiểu bang sẽ tự định đoạt vấn đề cấm hay cho phép phá thai.

Hãng CNN trích dẫn phán quyết của Tòa tối cao Mỹ rằng: "Hiến pháp không trao quyền phá thai, phán quyết trong vụ kiện Roe và Casey sẽ đảo ngược. Thẩm quyền liên quan vấn đề phá thai được trả lại cho người dân và các đại biểu mà họ đã tin tưởng bầu chọn". Phán quyết này nhận được 6 phiếu ủng hộ của các thẩm phán bảo thủ tại Tòa án tối cao Mỹ. 

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 1.

Sau phán quyết này, quyền phá thai cho phụ nữ Mỹ - vốn được bảo vệ từ năm 1973 trong vụ kiện Roe và Casey - sẽ bị lung lay. Các tiểu bang bảo thủ có cơ hội thông qua các luật cấm phá thai. Đây là vấn đề gây tranh cãi dữ dội vì liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả tôn giáo.

Có ít nhất 26 tiểu bang của Mỹ được cho là sẽ áp dụng quyết định này ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. Đồng nghĩa với việc phá thai sẽ trở thành BẤT HỢP PHÁP ở hầu hết khu vực miền Nam và miền Trung phía Tây nước Mỹ. Những cuộc biểu tình đã nổ ra ở Washington D.C, ở thành phố Los Angeles và nhiều nơi khác. Tổng thống Joe Biden gọi đây là "ngày buồn đối với tòa án và cả nước Mỹ".

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 2.

Án lệ Roe kiện Wade là một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tối cao Pháp viện Mỹ vào năm 1973. Theo phán quyết này, phụ nữ có quyền theo hiến pháp để lựa chọn phá thai và chính phủ không được phép can thiệp quá đáng.

Năm 1969, một người phụ nữ tên Norma McCorvey - hay còn gọi là "Jane Roe" - mang thai đứa con thứ 3 và muốn phá thai. Nhưng McCorvey sống ở Texas, nơi phá thai là bất hợp pháp trừ khi cần thiết để cứu mạng người mẹ.

Cảm thấy quá bất công, bà nhờ cậy luật sư Sarah Weddington và Linda Coffee gửi đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ chống lại công tố viên tại địa phương của bà, Henry Wade. Roe cho rằng luật phá thai của Texas là vi phạm Hiến pháp.

Sau đó, một hội đồng gồm 3 thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ đã xét xử vụ án và phán quyết có lợi cho Roe.

Lịch sử phức tạp của quyền phá thai ở Mỹ bắt nguồn từ những ngày còn là thuộc địa và sau đó nó vẫn tiếp tục trở thành vấn đề gây tranh cãi gay gắt. Với việc Tòa án Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết trong vụ Roe kiện Wade năm 1973, chúng ta cùng nhìn lại một số sự kiện quan trọng nhất trong cuộc chiến giành quyền phá thai của phụ nữ Mỹ.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 4.

Những năm 1800

Connecticut là bang đầu tiên của Mỹ coi việc phá thai là tội hình sự. Điều này đã được luật hóa trong một đạo luật của tiểu bang vào năm 1821. Trong đó trừng phạt bất kỳ ai cung cấp hoặc tự uống thuốc hoặc "chất độc hại" với mục đích gây ra "sự sẩy thai".

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 5.

Bức tranh vẽ năm 1754 cho thấy một bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân về việc phá thai.

Năm 1857, người phản đối việc phá thai đồng thời là người tiên phong về sức khỏe sinh sản của phụ nữ, Tiến sĩ Horatio Storer, đã khởi động phong trào mà sau này được gọi là Cuộc Thập tự chinh Chống Phá thai của các bác sĩ. 

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 6.

Tiến sĩ Horatio Storer.

Cuối năm đó, ông lãnh đạo một ủy ban điều tra tội phạm phá thai ở bang Massachusetts. Ủy ban này đề xuất rằng phá thai - trong mọi trường hợp - đều là hành vi tội phạm và luật pháp chưa đủ sức dăn đe để trừng phạt tội ác này. Hành động của ông được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng luật hình sự hóa việc phá thai vào cuối những năm 1800.

Đạo luật Comstock năm 1873 đã quy định việc gửi các ấn phẩm "tục tĩu", "vô đạo đức" hoặc "không đứng đắn" qua đường bưu điện là bất hợp pháp. Điều này bao gồm việc gửi bất kỳ tài liệu nào có chứa thông tin liên quan đến biện pháp tránh thai hoặc phá thai.

Những năm 1900

Vào những năm 1900, phá thai là bất hợp pháp ở mọi tiểu bang của Mỹ. Dù mỗi bang có những quy định khác nhau, nhưng trong đó, một số bang cho phép phá thai để bảo vệ tính mạng của người phụ nữ hoặc chấm dứt việc mang thai do bị hãm hiếp hoặc loạn luân.

Năm 1920 đến 1940

Năm 1921, Margaret Sanger thành lập Liên đoàn Kiểm soát Sinh sản Mỹ. Tổ chức này sau đó trở thành Liên đoàn làm cha mẹ có kế hoạch vào năm 1942.

Trong suốt những năm Đại khủng hoảng (The Great Depression), nạo phá thai được cho là đã gia tăng do mức độ tử vong của các bà mẹ cao hơn vào thời điểm này. Vô số phụ nữ chết vì phá thai. Các phòng phá thai chui bị khám xét, và các bác sĩ bị bắt.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 8.

Margaret Sanger và Fania Mindell bên trong Phòng khám Kiểm soát Sinh sản của bà ở Brownsville, Brooklyn, New York, vào năm 1916.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 9.

Các nhân viên bệnh viện đưa một phụ nữ ra khỏi căn hộ nơi thực hiện phá thai bất hợp pháp, ở San Francisco, tháng 8 năm 1935.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 10.

Bên trong chiếc xe kéo này được sử dụng để phá thai vào năm 1948.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 11.

Y tá Anna Green và bác sĩ GE Harley bị cảnh sát bắt vì điều hành một phòng phá thai ở Newark, bang New Jersey, ngày 8 tháng 10 năm 1936.

Những năm 1950

Năm 1955, Planned Parenthood (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình của Mỹ) tổ chức một hội nghị có tiêu đề: "Phá thai ở Mỹ". Trong đó có lời sự góp mặt của nhà nghiên cứu tình dục Alfred Kinsey, Tiến sĩ G. Lotrell Timanus và giám đốc y tế lúc bấy giờ của Planned Parenthod là Mary Calderone. Một hồ sơ của hội nghị được công bố vào năm 1958, khởi động một cuộc thảo luận quốc gia về cải cách luật phá thai.

Những năm 1960

Sự xuất hiện của Phong trào Quyền bình đẳng đã thúc đẩy đòi hỏi nhiều quyền hơn cho phụ nữ. Tiếp cận hợp pháp để tránh thai và phá thai đã được đưa vào chương trình nghị sự. Tổng thống John F. Kennedy đã thành lập Ủy ban về Địa vị của Phụ nữ (PCSW). Tổ chức này được thành lập nhằm tư vấn cho Tổng thống về các vấn đề liên quan đến phụ nữ.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 12.

Tổng thống Kennedy gặp Eleanor Roosevelt, Hạ nghị sĩ Edith Green và các thành viên khác của Hội đồng Cố vấn Tổng thống về Địa vị Phụ nữ, vào ngày 12 tháng 1 năm 1962, ở Washington DC.

Có nhiều tiến bộ đối với quyền phá thai trong những năm 1960 bao gồm việc thành lập Hiệp hội Phá thai ở Người tại San Francisco vào năm 1963. Hiệp hội này công khai thách thức luật pháp bằng cách cung cấp thông tin về phá thai và thụ thai.

Năm 1967, Colorado trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ cấm phá thai trong các trường hợp cưỡng hiếp, loạn luân, hoặc kể cả việc mang thai sẽ dẫn đến khuyết tật vĩnh viễn về thể chất của người phụ nữ. Các luật tương tự sau đó đã được thông qua ở California, Oregon và North Carolina.

Những năm 1970

Một vài bang tiếp tục mở rộng quyền phá thai trên toàn nước Mỹ. Hawaii trở thành bang đầu tiên hợp pháp hóa hoàn toàn việc phá thai theo yêu cầu của người phụ nữ vào năm 1970. 

Cùng năm, New York cho phép phá thai, giới hạn ở tuần thứ 24 của thai kỳ, và luật tương tự cũng sớm được thông qua ở Alaska và Washington.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 13.

Một nhân viên của phòng khám cho bệnh nhân xem mô hình cơ quan sinh sản nữ trong phòng chờ của phòng phá thai dành cho phụ nữ ở New York, vào ngày 7 tháng 7 năm 1971.

Năm 1971, một vụ kiện đột phá được gọi là "Roe kiện Wade" đã được đưa ra trước Tòa án Tối cao Mỹ. Một phụ nữ mang thai (chưa kết hôn) đến từ Texas - người được gọi trong các tài liệu của tòa án là "Jane Roe" - đã gửi đơn kiện phản đối luật tiểu bang quy định việc bác sĩ thực hiện phá thai là bất hợp pháp trừ khi tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa. Người phụ nữ sau đó được xác định là Norma McCorvey.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 14.

Những người biểu tình tham gia cuộc biểu tình nhằm bãi bỏ tất cả luật chống phá thai và đòi quyền lựa chọn của phụ nữ, vào ngày 20 tháng 11 năm 1971.

Đến cuối năm 1972, 13 bang có luật phá thai toàn diện hơn tương tự như luật được thông qua ở Colorado năm 1967, trong khi Mississippi chỉ cho phép phá thai trong trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân, còn Alabama và Massachusetts chỉ cho phép phá thai trong trường hợp sức khỏe thể chất của người phụ nữ bị đe dọa. Trong thời kỳ này, những phụ nữ muốn phá thai thường sẽ đến một tiểu bang mà việc phá thai là hợp pháp để tiến hành thủ thuật.

Năm 1973, quyết định của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade đã ra phán quyết có lợi cho Roe và việc phá thai đã được HỢP PHÁP HÓA trên toàn nước Mỹ.

Năm 1976, Quốc hội thông qua Tu chính án Hyde, cấm sử dụng Medicaid và các quỹ liên bang khác để phá thai.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 15.

Nhiều người tham dự cuộc biểu tình đòi quyền phá thai và đòi quyền bình đẳng trong việc phá thai, ở Boston năm 1977.

Những năm 1980

Năm 1981, với vụ Bellotti kiện Baird, Tòa án Tối cao Mỹ đã phán quyết rằng trẻ vị thành niên đang mang thai có thể yêu cầu tòa án cho phép phá thai mà không cần thông báo của cha mẹ.

Sau vụ án Webster kiện Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản (Reproductive Health Services), được xét xử vào năm 1989, Tòa án Tối cao Mỹ đã ủng hộ luật của bang Missouri, trong đó hạn chế đối với việc sử dụng quỹ nhà nước, cơ sở vật chất và nhân viên trong việc thực hiện, hỗ trợ hoặc tư vấn phá thai.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 16.

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày tranh luận mở đầu trong vụ án Webster kiện Dịch vụ Sức khỏe Sinh sản, ở Washington, DC, ngày 26 tháng 4 năm 1989.

Những năm 1990

Tổng thống Bill Clinton đã ký Đạo luật Tự do Tiếp cận Phòng khám vào ngày 26 tháng 5 năm 1994. Đạo luật này coi việc cản trở hành động vào phòng khám hoặc sử dụng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực, là tội phạm liên bang. Chẳng hạn như, cố ý gây thương tích hoặc đe dọa nhân viên phòng khám, tác động đến phụ nữ đang tìm cách phá thai hoặc các dịch vụ sức khỏe sinh sản khác.

Những năm 2000

Tổng thống George W. Bush đã ký Đạo luật bảo vệ trẻ sơ sinh còn sống vào ngày 5 tháng 8 năm 2002, khẳng định sự bảo vệ hợp pháp đối với trẻ sơ sinh còn sống sau một nỗ lực phá thai thất bại.

Vào năm 2016, Tòa án Tối cao đã đưa ra phán quyết về vụ Hellerstedt kiện Whole Woman's Health (một Phòng phá thai và Nhà cung cấp dịch vụ phá thai chuyên cung cấp thuốc phá thai, thủ thuật phá thai, kiểm soát sinh sản). Quyết định cuối cùng quy định rằng Texas không thể đặt ra các hạn chế đối với các dịch vụ phá thai, vốn tạo ra gánh nặng quá mức cho phụ nữ muốn phá thai.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 17.

Năm 2022

Vào tháng 5 năm 2022, một bản dự thảo ý kiến bị rò rỉ của Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, ông Samuel Alito, chỉ ra rằng Tòa án tối cao Mỹ sẽ chấm dứt việc giải nghĩa lựa chọn phá thai là quyền hiến định của phụ nữ sau gần 50 năm.

Đạo luật cấm phá thai làm "rung chuyển" nước Mỹ: Nhìn lại những biến động trên con đường đi tìm nhân quyền của phụ nữ và bình đẳng giới - Ảnh 18.

Ngày 24 tháng 6, Tòa án tối cao Mỹ đã lật lại vụ án Roe kiện Wade, mở đường cho các quyết định phá thai ở bang và không còn là quyền hiến định.

Nguồn: CNN, ABC News

Chia sẻ