Phân biệt 'sale sập sàn' - 'bán phá giá': Hà Linh và Dược phẩm Hoa Linh ở vế nào?

THƯ HÂN - HOÀI THU,
Chia sẻ

Tung ra các mức giá rẻ đến giật mình là cách thức giúp doanh nghiệp, sàn TMĐT và người tiếp thị sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời thúc đẩy doanh thu. Hình thức bán hàng này vốn đã được khởi chạy từ lâu trên các nền tảng mua hàng trực tuyến tại Việt Nam.

"Bán phá giá" là từ khóa đang được nhắc đến nhiều nhân dịp ồn ào hợp tác giữa "chiến thần tóp tóp" Hà Linh và nhãn hàng Dược phẩm Hoa Linh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các đối tác của Dược phẩm Hoa Linh cảm thấy sôi sục, tức giận suốt 2 ngày nay. 

Xét công tâm, chiến dịch Marketing của Dược phẩm Hoa Linh và cô "idol tóp tóp" đình đám này không phải "bán phá giá" như mọi người lầm tưởng. Mà chỉ là hình thức nhà phân phối tung ưu đãi trực tiếp cho người tiêu dùng, thông qua tiếng nói của bên thứ 3 gọi là KOC - người tiếp thị sản phẩm - được thuê để làm việc. 

Phân biệt "sale sập sàn" - "bán phá giá": Liệu "chiến thần" Hà Linh và Dược phẩm Hoa Linh ở vế nào?  - Ảnh 1.

Hãy cùng đi tìm hiểu định nghĩa về "bán phá giá" và hình thức "siêu sale khuyến mại" đang phổ biến trên các nền tảng bán hàng online, có lẽ bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn cho câu chuyện này! 

Cầm từ 1.000 đồng bạn mua được vô số thứ và mua 1 tặng 1, mua 2 tính tiền 1 chỉ là "chiêu trò" 

Chắc hẳn, chúng ta đã không mấy xa lạ với những chương trình ưu đãi Mua 1 Tặng 1, Mua 2 tính tiền 1... hay săn sale giá rẻ 1K, 10K và thậm chí là 0Đ vào các dịp lễ Tết, Black Friday hay ngày đôi 1/1, 2/2, 3/3, 4/4... của nền tảng sàn TMĐT. Hầu hết, cứ hằng tháng, các chương trình này sẽ được diễn ra ít nhất 1 - 2 lần với sự tham gia của đông đảo người bán và người mua. 

Ngay từ tên gọi của chiến dịch đã có thể tạo được sự tò mò và quan tâm vì đánh trúng tâm lý yêu thích hàng ngon bổ rẻ của người tiêu dùng. Vì vậy mới có chuyện, dân tình đổ xô đi "săn" hàng giá rẻ trên sàn TMĐT, không ngại thức đến nửa đêm ''canh me'' đến các đợt giảm giá hay lao vào livestream của các KOLs/KOC để "chốt đơn". 

Mua hàng online và những chương trình săn sale giá rẻ giật mình: mua iphone 13 giá 10k, hàng loạt sản phẩm sale chỉ còn 1k  - Ảnh 1.
 
Mua hàng online và những chương trình săn sale giá rẻ giật mình: mua iphone 13 giá 10k, hàng loạt sản phẩm sale chỉ còn 1k  - Ảnh 2.
Phân biệt "sale sập sàn" - "bán phá giá": Liệu "chiến thần" Hà Linh và Dược phẩm Hoa Linh ở vế nào?  - Ảnh 4.

Để chương trình được biết đến rộng rãi, các bên có liên quan như nhãn hàng, sàn TMĐT, KOLs/KOC... sẽ tung quảng cáo rầm rộ trên nền tảng của mình cũng như thúc đẩy bài đăng trong nhiều hội nhóm săn sale và các trang fanpage có số lượng người theo dõi khổng lồ trên cộng đồng mạng. Hầu hết, các sản phẩm được lên kệ với mức giá này thuộc ngành hàng gia dụng, tiêu dùng hay phụ kiện điện tử như: đồ gia dụng, ốp điện thoại, đồ lót, dầu rửa bát, giày dép, dầu gội... và điểm chung là thường ''cháy'' hàng chỉ sau vài phút được mở bán.

Với sức hút mạnh mẽ của những ngày hội mua sắm ''hời cực hời'' này, đông đảo người mua cũng cảm thấy vô cùng hứng khởi và chẳng ngần ngại khoe chiến tích ''săn sale'' cho dân tình chiêm ngưỡng. Nhiều người còn chia sẻ bí quyết săn hàng cho chị em học hỏi và áp dụng trong lần sale kế tiếp.

Với mức giá chỉ từ 1k, người mua thường mạnh tay ''tậu'' số lượng khổng lồ, kèm theo phí ship chỉ từ 2 -3k thì quả thực rất hời

Nhiều người chia sẻ, vì đặt nhiều đơn cùng một lúc nên số lượng hàng về liên tục, có khi nhận không kịp

Không chỉ dừng lại ở ngành hàng tạp hoá hay gia dụng, nhiều thương hiệu điện tử đình đám cũng tận dụng các ngày lễ lớn để tung ra các deal sale ''có 1 không 2'' cùng phần quà vô cùng hấp dẫn. Có thể kể đến như dịp sale 1/1/2022, một vị khách tham gia game trúng thưởng 1k trên sàn TMĐT Lazada đã may mắn trúng chiếc iPhone 13 tại flagship store chính hãng trên sàn với giá "ngã ngửa" chỉ 47k.

Mua sắm giá siêu rẻ không chỉ là chương trình được đẩy mạnh tại Việt Nam mà ở những quốc gia nơi sàn TMĐT "đóng chiếm" đều được khởi động rầm rộ. Hay sàn thương mại điện tử chuyên về thời trang đình đám như Shein cũng có nhiều chương trình ưu đãi lớn lên đến 90% vào dịp cuối năm 11/11 và 12/12. Điểm chung của những chiến dịch của Shein là thời hạn diễn ra chỉ trong 1 ngày duy nhất.

Mua hàng online và những chương trình săn sale giá rẻ giật mình: mua iphone 13 giá 10k, hàng loạt sản phẩm sale chỉ còn 1k  - Ảnh 9.

Lễ hội mua sắm 11/11 của Shopee Thái Lan với chương trình flash sale 9 bath

Lễ hội mua sắm cuối năm của Shein

Giá rẻ "giật mình", rẻ "ngã cây" là do đâu? 

Người tiêu dùng vẫn thường đặt ra câu hỏi? Vì sao mua hàng qua các nền tảng TMĐT lại có giá rẻ bất ngờ so với các kênh bán hàng truyền thống? Câu trả lời rất đơn giản bởi các thương hiệu thông qua nền tảng này đã lược bớt rất nhiều chi phí như: Tiền thuê mặt bằng, tiền xây website, tiền chạy quảng cáo... Đã vậy, còn được trợ giá từ sàn thương mại điện tử như tung ra flash sale, miễn phí ship, voucher giảm giá... Bởi vậy, doanh nghiệp có thể giảm bớt giá sản phẩm để thu hút người tiêu dùng hơn.

Săn sale cũng phải đi kèm điều kiện về thời gian và số lượng. Nhiều khi bạn còn mắc phải "bẫy ngọt ngào" 

Riêng đối với các chương trình vẫn được giật tít là "sale sập sàn", "sale banh nóc" với giá rẻ giật mình thì thực tế đây là 1 chiêu trò quảng cáo kích cầu người tiêu dùng. Chúng giống như một dạng ''trò chơi may rủi'', nghĩa là không phải ai cũng có thể mua được mặt hàng đó với giá rẻ mà phụ thuộc vào may mắn và đôi khi là sự nhanh tay của họ. Đó là lý do định nghĩa "thánh săn sale", "chiến thần săn sale" ra đời.

Ví dụ, một chương trình "sale sập sàn" dịp 4/4 sẽ chỉ kéo dài trong 1 - 2 giờ đồng hồ với số lượng có hạn. Mặt hàng ốp điện thoại của gian hàng A sẽ được bán với giá 1.000 đồng trong khung giờ 9h - 10h ngày 4/4/2023. Tức là, người mua chỉ có thể mua sản phẩm ốp điện thoại này với giá 1.000 đồng trong thời gian và khung giờ cố định mà gian hàng và sàn đưa ra mà thôi.

Chưa kể, nhiều lúc bạn sẽ mắc bẫy bởi những lời kêu gọi của các "chiến thần livestream" như: "chỉ còn 20 combo duy nhất được giá ưu đãi", "deal giá sốc chỉ diễn ra trong 3 phút"... Và thi thoảng, bạn tưởng việc "mua thêm món thứ 2 với giá ưu đãi sốc" là hời nhưng thật ra đây chỉ là hình thức kinh doanh tinh vi của thương hiệu, được gọi gọi là "bán chéo" (cross-selling) và "bán thêm" (up-selling). Dễ hiểu là thuyết phục bạn mua combo, mua thêm.

Khi nào thì bị coi là "bán phá giá"

Rõ ràng, hình thức trên không thể gọi là "bán phá giá". Bởi thực tế "bán phá giá" là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng, thậm chí chấp nhận lỗ chỉ với một mục tiêu "tiêu diệt đối thủ", chiếm lĩnh thị trường. 

Sau khi đã tiêu diệt được đối thủ cạnh tranh, loại bỏ được những áp lực cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, doanh nghiệp bán phá giá sẽ nâng giá bán hàng hoá, bóc lột người tiêu dùng nhằm thu lợi nhuận bù đắp vào khoản thua lỗ trước đó và hưởng lợi nhuận siêu ngạch. Nói chung, dưới giác độ pháp luật cạnh tranh, hành vi bán phá giá bị coi là bất hợp pháp và đáng bị lên án. 

Thế nhưng thực tế, các chính sách ưu đãi trong các dịp sale không thể gọi là "bán phá giá" mà chỉ là 1 hình thức quảng cáo đi kèm "xả kho" để vừa tăng nhận diện vừa thu hút khách hàng. 

Chốt lại thì, Dược phẩm Hoa Linh có "bán phá giá" không?

Với những điều lý giải ở trên thì chiến dịch của Dược phẩm Hoa Linh và Hà Linh không bị coi là "bán phá giá". Và tất cả chỉ là sự hiểu lầm do các thiếu sót trong khâu phối hợp, làm việc, quảng cáo của các bên có liên quan. 

Hy vọng rằng, sau câu chuyện này các thương hiệu/doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cẩn thận hơn trong việc marketing quảng cáo cũng như chạy các chiến dịch bán hàng của mình. Đồng thời về phía người tiêu dùng cũng nên có những cái nhìn tỉnh táo hơn để tránh rơi vào việc "bị dắt mũi".

Chia sẻ