Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã thay đổi khi dịch bệnh ập đến

PHAN,
Chia sẻ

Scherl cho rằng: "Khi dùng bữa một mình ở nơi công cộng, chúng ta đều là người quan sát, cũng trở thành đối tượng quan sát của người khác".

Một mình đi ăn ngoài quán, bạn có cảm thấy lạc lõng, mất đi tự do? Câu hỏi thật lạ lùng! Một mình một cõi, được làm những gì mình thích, tại sao lại không tự do? 

Có lẽ bạn đã từng nghe những câu hỏi như: "Một mình đi xem phim có quái dị quá không?", "Đi ăn một mình có bị người ta nhìn chằm chằm không?"...

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 1.

"Một mình", hai từ này dường như bị phóng đại mức độ nghiêm trọng trên mạng xã hội, bị mặc định gắn liền với cảm giác cô độc. Thật ra, một mình không có nghĩa là cô đơn lẻ bóng. Đôi khi trong mắt người bên cạnh, bạn có thể trở thành kẻ lạ mặt đầy thú vị!

Hình ảnh "đi ăn một mình" trong mắt người qua đường

Trong một số bộ phim Nhật Bản, chúng ta thường thấy một cảnh thế này:

Màn đêm buông xuống, một người tùy ý bước vào quán ăn bên đường. Nhân viên phục vụ mang đến menu và cây bút chì, người này đắn đo giữa món mỳ ramen và món canh hầm... Lặng lẽ đợi vài phút, bát đồ ăn nóng hổi được đặt trước mặt. Nhân vật chính một mình ăn hết, rồi đi đến quầy tính tiền, sau đó vén màn cửa bước ra. 

Cả một quá trình, chỉ có tiếng chào mời của nhân viên phục vụ, ngoài ra không hề có câu nói dư thừa nào khác.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 2.

Có nên dùng điện thoại hay không nhỉ?

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 3.

Bữa tối trong ngày lễ.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 4.

Bánh mì nướng, trứng gà và Gmail.

Đi ăn một mình, hình ảnh này dường như trở thành chuyện thường tình ở các nơi trên thế giới sau khi nạn dịch Covid-19 bùng phát.

Ngồi một mình trong cửa hàng, là biểu hiện của sự độc lập và tự tin, hay cô đơn khi vắng bóng một người nào đó? Hay là tất cả đều đúng? 

35 năm trước, mang trong mình niềm hiếu kỳ to lớn, nhiếp ảnh gia Nancy A Scherl rong ruổi khắp con đường ngõ hẻm ở thành phố New York, chụp lại hình ảnh của những nhà hàng cao cấp, tiệm Hamburger, cửa hàng thức ăn nhanh, thậm chí là những gian hàng tạm bợ ven đường.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 5.

Lều ăn một người.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 6.

Bàn đôi sát tường.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 7.

Một mình một bàn.

Tác phẩm mang chủ đề "Dùng bữa một mình" này được bắt đầu thực hiện từ những năm 1980, mãi đến năm 2020 thì dịch bệnh bùng phát. Loạt ảnh chụp làm bật lên một phần cuộc sống của những người đi ăn một mình, sau đó được đóng thành tập rồi xuất bản.

Ban đầu, Scherl muốn sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh để hòa mình vào sự đơn độc ở nơi công cộng, đồng thời chiêm nghiệm những câu chuyện được kể bằng thị giác dưới ống kính. Những tấm hình này có thể phản ánh sự thay đổi đầy màu nhiệm của thời trang và thời đại, kể cả phong cách của những quán ăn từ đường phố cho đến sang trọng.

Scherl phát hiện:

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã thay đổi khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 8.

Trong thời gian dịch bệnh hoành hành, khi cách ly trở thành chuyện bình thường, con người lại có sự thấu hiểu và tiếng nói chung với việc dùng bữa một mình.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 9.

Scherl cố gắng "xâm nhập" vào những nhà hàng lớn để ghi nhận lại việc thiếu đi sự có mặt của bạn đồng hành sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người dùng bữa như thế nào.

Khi ăn một mình, trong tưởng tượng của người lạ qua đường, chúng ta là nhân vật có gì đó bí ẩn, thú vị, cô độc, thậm chí còn có thêm chút sắc màu lãng mạn.

Một mình đến những hàng quán khác nhau, cách hình dung về chúng ta cũng không giống nhau:

Trong tiệm cafe, trên tay cầm thêm cuốn sách, chúng ta được hình dung là thành phần tri thức, có thiên hướng nghệ thuật. 

Trong tiệm bánh mì sandwich, trên bàn ăn là đĩa bánh mì mới nướng và chiếc máy tính bảng, chúng ta lại là dân văn phòng bận bịu trong thành phố đô hội, cố gắng lấp no bụng nhanh nhất có thể để "chạy Deadline". 

Trong nhà hàng cao cấp có ánh đèn mờ lung linh, chúng ta có thể là kẻ cô đơn thật sự.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 10.

Một mình dùng bữa, chúng ta sẽ có 2 loại cảm giác: Một, tự hào vì bản thân độc lập và mạnh mẽ. Hai, cô đơn đến không thể chịu đựng nổi.

Cho dù thế nào, Scherl luôn cho rằng:

"Khi dùng bữa một mình ở nơi công cộng, chúng ta đều là người quan sát, cũng trở thành đối tượng quan sát của người khác".

Người đi ăn một mình dường như toát ra một loại năng lượng và cảm giác bí ẩn nào đó. Sự xuất hiện đơn độc của họ khiến người khác tự động tưởng tượng ra những câu chuyện đặc sắc. Không thể phủ nhận, họ chính là những người xa lạ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng bạn đấy!

Scherl mê đắm việc ngồi vào một góc để quan sát và được quan sát.

Sự mặc định "đi ăn một mình là biểu hiện của cô đơn" đã bị dịch bệnh phá vỡ 

Scherl tự đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu.

Vì sao con người phải đi ăn một mình? Họ muốn sống một mình không? Họ muốn giãi bày chuyện lòng với người lạ không?

Một mình đi ăn cần phải có can đảm không? Những ánh mắt tò mò và phán xét của kẻ đời có ảnh hưởng đến trải nghiệm dùng bữa của họ không?

Một mình ăn cơm sẽ có suy nghĩ và cảm xúc gì? Tuổi tác, văn hóa, món ăn, hoàn cảnh cá nhân ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm ăn uống một mình?

Tác phẩm nhiếp ảnh "Dùng bữa một mình" đã bước sang tuổi 35. Song, bất kể phong cách của nhà hàng, quán ăn và lớn hơn là thời đại có thay đổi thế nào, những bức ảnh của Scherl cho chúng ta nhận ra một sự thật: Đi ăn một mình đã vi phạm quan niệm mà con người có thể tiếp nhận.

Theo đó, đi ăn một mình thường bị gắn mác: Cô đơn, đau khổ, sống một mình, có vấn đề trong năng lực giao tiếp...

Ra ngoài ăn uống dường như được mặc định là hoạt động giao tiếp của con người. Ví dụ như khi không có bạn đồng hành mà một mình dùng bữa trong cửa hàng càng dễ bị thực khách khác và chủ quán "để ý"; nội thất trong nhà hàng hầu như được thiết kế dành cho hai người trở lên...

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 13.

Phải can đảm đến đâu mới đi ăn một mình? Hình ảnh bị xem là "cô đơn" này đã bị phá vỡ khi dịch bệnh ập đến - Ảnh 14.

Song, những ấn tượng này đã bị năm 2020 phá vỡ. Khi đó, cách ly và ăn uống một mình đột nhiên trở thành chuyện thường tình, mà hoạt động tập thể lại là điều không thể. Giãn cách xã hội trở thành từ cửa miệng của mỗi người.

Cho đến hiện tại, chiếc khẩu trang được gạt xuống cằm hoặc vắt một bên tai, một mình thưởng thức bữa ăn là hình ảnh phổ biến, không ai thắc mắc hay hiếu kỳ.

Cảm giác bí ẩn của người đi ăn một mình đã biến mất, vì nó không còn lạ lẫm. Vì nỗi sợ của dịch bệnh, bắt buộc giữ khoảng cách với người thân và bạn bè, trải nghiệm dùng bữa một mình lại tạo ra sự độc lập kiểu mới.

Scherl hy vọng chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn với việc sống một mình thông qua sự đối lập giữa "dùng bữa một mình" trước và sau khi dịch bệnh ập đến.

Giống như danh họa Tưởng Huân người Đài Loan từng nói: "Giai đoạn dịch bệnh này, liệu có phải là cơ hội mà ông trời ban tặng để chúng ta nhìn nhận lại bản thân không?".

Kể từ năm 2020, chúng ta bắt đầu thấy rằng đi ăn một mình có thể là cách để bản thân khám phá những suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Điều bị xem là cô đơn nhất trở thành khoảnh khắc được người người chú ý.

Một mai dịch bệnh kết thúc, khoảnh khắc này càng trở nên bình thường hơn. Cảm giác cô đơn khi ăn một mình ở nhà hàng rộng rãi đông người biến mất, thay vào đó là xúc cảm trầm lắng và lý thú.

(Nguồn: Thepaper)

Chia sẻ