Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt"

Như Nguyễn,
Chia sẻ

Làm thế nào mà Sakaguchi, một nhân viên vô cùng bình thường ở Nhật, lại tiết kiệm được nhiều tiền như vậy?

01

Một người bình thường phải làm sao mới có thể hiện thực hóa tự do tài chính?

Sakaguchi Kazumasa, 57 tuổi, chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường ở Nhật Bản, nhưng 6 năm trước, Sakaguchi đã nghỉ việc vì tiết kiệm được 100 triệu yên (khoảng 19,8 tỷ đồng).

Ngoài ra, anh vẫn còn một ngôi nhà lớn ở Kanagawa đã trả hết khoản vay.

Sakaguchi, người có một ngôi nhà và một khoản tiền tiền tiết kiệm lớn, cứ như vậy đã nghỉ hưu sớm ở tuổi 51.

Anh đã đạt được tự do tài chính ở độ tuổi 50, điều này khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên về thu nhập của anh.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 1.

Sakaguchi Kazumasa

Trên thực tế, thu nhập hàng năm của Sakaguchi khi đi làm chỉ rơi vào khoảng 4,5 triệu yên (khoảng 891 triệu đồng).

Theo các cuộc khảo sát, thu nhập bình quân của người Nhật rơi vào khoảng 4,36 triệu yên, trong đó thu nhập bình quân của nam giới là 5,4 triệu yên.

Nói cách khác, thu nhập của Sakaguchi thực sự không cao, thậm chí còn bị xem là thấp ở Tokyo.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 2.

Nhà của Sakaguchi Kazumasa

Làm thế nào mà Sakaguchi, người dường như không có gì nổi bật, lại tiết kiệm được nhiều tiền như vậy?

Chiếc áo phông trên người, anh đã mặc 10, 20 năm, không phải vì tiết kiệm tiền, mà là vì nó vẫn chưa rách nên vẫn có thể mặc tiếp.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 3.

Tủ lạnh trống không, không phải vì tằn tiện mà để tránh lãng phí thức ăn. Mỗi khi mua sắm, Sakaguchi chỉ mua những gì cần thiết, và sau đó sử dụng hết.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 4.

Điện thoại di động anh sử dụng là chiếc Nokia được phát hành vào năm 2007. Anh không đổi nó vì không nghĩ điều đó là cần thiết.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 5.

Có thể thấy Sakaguchi không phải kiểu người tiết kiệm vì muốn để dành tiền, mà chỉ đơn giản là vì ham muốn vật chất của anh rất thấp, người ngoài cho rằng anh bủn xỉn nhưng anh lại vui với cách sống của mình.

Theo lối sống như vậy, chi phí sinh hoạt hàng tháng của Sakaguchi được kiểm soát trong khoảng 100.000 yên (khoảng 19,8 triệu), tức là 1,2 triệu yên (khoảng 238 triệu) một năm.

Với thu nhập hàng năm là 4,5 triệu, trừ đi 1,2 triệu, mỗi năm anh ấy có thể tiết kiệm được 3,3 triệu yên, tiết kiệm hơn 30 năm, cuối cùng cũng có được số tiền gửi là 100 triệu yên.

Sau khi nghỉ hưu, Sakaguchi dành phần lớn thời gian làm tình nguyện viên, và thỉnh thoảng lên đường đi du lịch.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 6.

Khi rảnh rỗi, tôi mang theo chiếc bếp than yêu thích của mình và đi đến công viên để nướng đồ ăn ở đó.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 7.

Không màng đến ánh mắt của người khác, vừa giàu sang vừa nhàn hạ, sống cuộc sống tự tại một mình, cuộc sống của Sakaguchi là điều mà nhiều người mơ ước.

02

Hiện nay, có một khái niệm sống ngày càng phổ biến được gọi là "Phong trào FIRE".

FIRE là tên viết tắt của Financial Independence and Retiring Early, có nghĩa là "độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm".

Một cặp đôi ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng đi theo phong trào này.

Moor, 35 tuổi, nhớ lại 8 năm làm việc của mình trước đó, đó là gần 8 năm bị chủ nghĩa tiêu dùng nuốt chửng.

"Bạn càng kiếm được nhiều, bạn càng chi tiêu nhiều, bạn càng tiêu nhiều thì bạn càng kiếm được nhiều tiền."

Trong trạng thái sống này, họ mô tả mình như những con chuột đồng trên bánh xe đang chạy, họ chỉ có thể ra sức chạy, vì họ sợ khi dừng lại.

Cặp vợ chồng kiệt sức quyết định bắt đầu cuộc sống tối giản vào năm 2017.

Những thứ không được sử dụng trong vòng 30 ngày sẽ vứt đi, app Taobao đã được gỡ cài đặt; mua một vứt một, tức là nếu bạn mua thứ gì đó, bạn phải vứt thứ khác đi.

Những thay đổi do cuộc sống tối giản mang lại là rất lớn. Trong nhà ít vật dụng hơn nhưng tiền tiết kiệm ngày càng nhiều và cảm giác hạnh phúc ngày càng tăng lên.

Sau khi kiên trì làm theo cách này được 2 năm, vợ chồng Moor "nghỉ hưu" sớm. Họ chuyển đến một thị trấn nhỏ của Trung Quốc và sống một cuộc sống mà "uống nước cũng thấy ngọt".

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 8.

03

2 gợi ý cho những ai muốn độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm.

1. Hạn chế ham muốn và sống tối giản

Dù là một ông chú người Nhật có đủ 100 triệu tiết kiệm hay một người đi theo phong trào FIRE thì một trong những yếu tố quan trọng nhất nếu muốn nghỉ hưu sớm chính là "chi tiêu".

Chúng ta đều biết rằng để tiết kiệm tiền, tất cả đều được gói gọn trong 7 chữ "tăng thu nhập và giảm chi tiêu".

Thu nhập hàng năm của Sakaguchi cũng chỉ ở mức trung bình, và căn bản là không hề "rủng rỉnh", nhưng anh lại "tằn tiện" đến cực điểm.

Phong trào FIRE thậm chí còn hơn thế, bạn tiết kiệm đến 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm.

Do đó, để sớm có tự do tài chính, ưu tiên đầu tiên phải là kiểm soát ham muốn, đáp ứng các nhu cầu cơ bản và giảm tiêu dùng không cần thiết.

Tiêu dùng giống như vắt miếng bọt biển vậy, có một tỷ lệ tiêu thụ đáng kể trong cuộc sống là không cần thiết, và việc loại bỏ chúng cũng rất ít ảnh hưởng đến cuộc sống.

Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể tránh bị chủ nghĩa tiêu dùng dắt mũi và có thể đưa ra những đánh giá độc lập?

Một trong những phương pháp phán đoán được đề cập trong cuốn sách "Your money or your life" là quy đổi tương đương.

Nếu bạn có thể kiếm được 100 đô la một ngày, khi bạn định mua một đôi giày 200 đô la, bạn phải tự hỏi bản thân: "Đôi giày này có xứng đáng với hai ngày làm việc của tôi không?"

Câu hỏi tiếp theo là bạn đánh giá cuộc sống của mình đắt giá như thế nào.

Một khi các khoản chi tiêu được kiểm soát, chúng ta sẽ thấy rằng có rất nhiều khả năng hơn trong công việc và cuộc sống, thay vì cứ bị buộc phải đi theo đúng một khả năng là làm việc với sự chán nản và thiếu nhiệt huyết.

Ngược lại, nếu không kiểm soát được các khoản chi tiêu, chúng ta sẽ thấy mình giống như con chuột sa chĩnh gạo, chỉ biết chạy tại chỗ, không thể dừng lại vì có quá nhiều hóa đơn đang mắc phải.

Ham muốn là bản chất của con người, và đặc điểm của nó là: Không bao giờ có được sự thỏa mãn, vã cũng không bao giờ luôn được thỏa mãn.

Nếu bạn không tiết chế thích hợp, bạn có thể vì nhỏ mà mất lớn, đồng thời trở thành nô lệ của dục vọng, càng sống càng mệt mỏi.

Ông chú người Nhật tiết kiệm 19 tỷ về hưu ở tuổi 51 khẳng định: "Những người thông minh nhất tôi từng gặp đều keo kiệt" - Ảnh 9.

2. Sử dụng quy tắc 9-1 để ép bản thân tiết kiệm

Có một thanh niên con nhà khá giả ở Mỹ, sau khi ra trường, anh vào xưởng in học việc, tuy nhiên, cha anh bắt anh ở nhà hàng đêm, và phải trả tiền trọ hàng tháng cho gia đình.

Thu nhập hàng tháng của chàng trai lúc bấy giờ chỉ đủ trả tiền ăn ở. Mặc dù cảm thấy yêu cầu của cha mình khá khắc nghiệt nhưng anh vẫn chấp nhận.

Vài năm sau, khi người thanh niên chuẩn bị mở xưởng in của riêng mình, người cha gọi anh lên và nói với anh:

"Con trai, hãy lấy tiền ăn ở mà con đóng cho nhà mình những năm qua để phát triển sự nghiệp. Vì muốn con tiết kiệm số tiền này, ba đã nghĩ ra cách đó."

Chàng trai trẻ hiểu được tấm lòng của cha, và cũng rất biết ơn sự khôn ngoan của cha.

Cuối cùng, chàng trai trẻ đã trở thành ông chủ của một công ty in ấn nổi tiếng ở Mỹ, trong khi những người bạn đồng trang lứa của anh vẫn lâm cảnh nghèo khó vì tiêu dùng hoang phí.

Quy tắc 9-1 là gì? Quy tắc 9-1 là quy tắc ngón tay cái, theo đó:

Sống trong khả năng thu nhập của bạn, chi tiêu không quá 90% thu nhập và tiết kiệm bắt buộc hơn 10% thu nhập của bạn.

Theo Quy tắc 9-1, một người bắt buộc phải tiết kiệm nếu anh ta muốn đạt được tự do về tiền bạc. Dù có ở đâu, trong hoàn cảnh nào, không bao giờ có ngoại lệ. Ngay cả khi bạn chỉ kiếm được một đô la, bạn cũng phải tiết kiệm 10%.

Chỉ bằng cách tiết kiệm, tích tiểu thành đại, và tăng lãi suất thông qua đầu tư thích hợp, thì hiệu ứng lãi kép mới có thể phát huy hết tác dụng và tiền mới có thể sinh ra tiền.

Một tác giả từng nói với con trai mình rằng:

"Mẹ yêu cầu con học hành nghiêm túc không phải vì muốn con so bì thành tích với người khác, mà là vì muốn con sau này có nhiều quyền lựa chọn hơn, có quyền lựa chọn một công việc vừa có ý nghĩa vừa dành ra được thời gian, chứ không phải bị cuộc sống ép tới mệt mỏi."

Cũng như vậy, hầu hết mọi người theo đuổi việc nghỉ hưu sớm không phải vì muốn nhàn nhã ăn rồi chờ chết, mà vì họ muốn có quyền từ chối, không bị ép buộc làm những việc mình không muốn chỉ vì mưu sinh.

Sau tất cả, sẽ thật đáng giá nếu bạn có thể trải qua cuộc sống của bạn theo cách mà bạn thích!

Chia sẻ