Nữ doanh nhân tài năng, xinh đẹp Yên Châu: "Tôi bán niềm vui cho những bà bầu"
Ở tuổi ngoài 30, sở hữu hai nhãn hiệu thời trang dành riêng cho bà bầu khá nổi tiếng, Nguyễn Thị Yên Châu là một doanh nhân thành đạt.
“Tôi kinh doanh rất nhàn”
Trong gia đình, chị là người duy nhất theo nghiệp kinh doanh. Bố chị là Phó Giáo sư vật lý nguyên tử hạt nhân, cố Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Thiết kế thời trang năm 2000, Yên Châu được trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mời ở lại trường giảng dạy. Sau vài tháng công tác, chị chuyển vào TP. Hồ Chí Minh dạy ở trường Đại học Kiến trúc cũng như làm việc cho một vài công ty thời trang. Năm 2002, chị lại trở về với Hà Nội, kết hôn và chuẩn bị mở công ty của riêng mình.
Bà chủ hãng đầm bầu nổi tiếng - Nguyễn Thị Yên Châu
Năm 2004, đầm bầu BB, đứa con tinh thần đầu tiên của Yên Châu được khai sinh. Chị chia sẻ: “Thời gian đó, tôi nhận thấy các bà bầu ở Việt Nam vẫn còn tâm lý tự ti về sắc vóc của mình, nhiều người mặc đồ rộng thùng thình hoặc ăn mặc rất xuề xòa. Trước đó, tôi có sang Australia chơi 3 tháng và ngạc nhiên thấy bà bầu ở đó rất tự tin và đẹp. Họ mặc quần áo được thiết kế riêng cho thời kỳ đặc biệt ấy. Tại Việt Nam lúc bấy giờ, một số công ty thời trang bắt đầu có sản phẩm dành cho bà bầu nhưng chưa chuyên biệt. Tôi quyết định xây dựng một nhãn hiệu thời trang dành riêng cho bà bầu”.
Trên bàn làm việc của chị luôn có ảnh gia đình.
Là người tiên phong có lẽ là bí quyết thành công của Yên Châu. Sau gần 10 năm thành lập, từ cửa hàng đầu tiên ở Thợ Nhuộm, giờ hệ thống của chị đã phát triển với 5 cửa hàng lớn và 50 đại lý trên toàn quốc và hai nhãn hiệu phù hợp với hai phân khúc thị trường cao và trung cấp.
Chia sẻ về thành công của mình, chị cho biết: “Ý tưởng của tôi là khơi dậy vẻ đẹp từ sự hạnh phúc. Tôi tin rằng hạnh phúc và tự tin mang lại cho người ta vẻ đẹp. Tôi không bán thời trang mà bán hạnh phúc, bán niềm vui cho người phụ nữ trong giai đoạn mang bầu, để họ tự tin và thấy mình xinh đẹp. Đương nhiên, từng sản phẩm cũng phải thể hiện sự sáng tạo và cá tính, ở một chừng mực nào đó, nhãn hiệu phản ánh phong cách cá nhân của người chủ”.
Tốt nghiệp khoa Thiết kế...
...và gắn bó với ngành thời trang...
..Yên Châu là một phụ nữ thành đạt.
Có cảm giác như Yên Châu là người phụ nữ của công việc. Chị cho biết, sau khi mở công ty, dù chính chị đã đứng trên bục giảng dạy sinh viên thiết kế thời trang, chị vẫn sang Học viện thời trang London để học thêm vì muốn hiểu những phương pháp dạy của nước ngoài có điểm gì khác với những thứ chị đã học để truyền đạt thêm cho sinh viên của mình. Yên Châu mê công việc đến mức, khi mới sinh bé thứ nhất được hai tháng rưỡi, chị đã đi dạy lại. Đến bé thứ hai lại rút ngắn thời gian ở cữ thêm một ít, con vừa tròn tháng, chị trở lại với công việc; còn bé út, chị ở nhà có… nửa tháng. “Không phải là không có mình công việc không xuôi đâu, có điều tôi không chịu được nhàn rỗi, ở nhà mà cứ thấy nhớ công việc quá!” – chị tâm sự.
"Tôi kinh doanh rất nhàn".
Trong công việc kinh doanh, không phải lúc nào thành công cũng mỉm cười. Có những giai đoạn trục trặc, công ty tưởng chừng suy sụp, phải cắt giảm sản xuất, hàng bán cũng kém đi. Cũng có khi Yên Châu mở ra các nhãn hàng khác nhau nhưng hoặc không đủ lực nuôi, hoặc không được khách hàng đón nhận. Chị tự nhận mình sống đơn giản, dễ kiếm tìm niềm vui nên ngay cả những lúc như vậy, vẫn tìm cách xoay xở, bằng mọi giá giữ gìn thương hiệu - đứa con tinh thần của mình.
Đem lại hạnh phúc, tự tin cho khách hàng, đó là điều chị và nhãn hàng hướng đến.
Một bí quyết khác trong kinh doanh mà Yên Châu chia sẻ, đó là không bao giờ ôm đồm tất cả việc vào mình. 7/9 năm kinh doanh, chị xác định mình là người làm nghề, xu hướng, mẫu mã có thể rành nhưng việc tổ chức kinh doanh, quản trị thì… lơ mơ nên thuê CEO riêng. Với từng bộ phận, chị đều chọn những người quản lý có kinh nghiệm, phù hợp với hệ thống để xây dựng thành bộ máy. Có lẽ vì thế mà như chị bảo, chị “kinh doanh rất nhàn”.
Không chỉ kinh doanh đầm bầu, khi có thời gian, chị còn nhận chụp ảnh nude cho khách hàng đang trong giai đoạn bầu bí vì “muốn giúp khách hàng lưu giữ được những khoảnh khắc đặc biệt ấy, đó sẽ là một hạnh phúc nhỏ bé mà tôi có thể mang lại”. Chị nhẩm tính, mình đã lưu lại được khoảnh khắc diệu kỳ ấy cho hàng trăm khách.
“Tôi nuôi con như cây rừng”
Là mẹ của ba công chúa nhỏ, bé Bơ (Yên Chi) 11 tuổi, học lớp 5, bé Gấu (Phương Anh) 7 tuổi, học lớp 2 và bé Sóc (Châu Anh) 5 tuổi, học mẫu giáo, cứ ngỡ Yên Châu sẽ bận tối mắt tối mũi. Nhưng theo chị chia sẻ, thời khóa biểu trong ngày của chị khá nhàn hạ: 7 giờ 30 sáng đưa con ra bến bus của trường, ăn sáng ở nhà, café sáng đến 9 giờ thì đến công ty làm việc, 5 giờ 30 chiều về nhà. Buổi chiều sẽ là thời gian anh chị chơi với con, cho con đi bơi, đạp xe. Tối, ông xã giúp chị kèm hai cô con gái lớn học, còn chị chơi với bé út. 9 giờ tối là giờ lũ trẻ đi ngủ, chỉ riêng cuối tuần, chúng được thức đến 10 giờ. Chị nói đùa: “Việc chính của tôi có lẽ là nghĩ ra trò gì đó cho con nghịch”.
Trong cuộc sống riêng, chị là mẹ của 3 cô con gái.
Bé Bơ (11 tuổi) thích may vá giống mẹ, có cá tính rất mạnh.
Bé Sóc (5 tuổi) nhí nhảnh và đáng yêu.
"Không biết cái túi này đã đủ tone-sur-tone với bộ đồ của mình chưa nhỉ?"
Nhưng Sóc cũng rất hay dỗi.
Sóc đang rủ mẹ chơi trò... làm kem.
Bé Gấu nhút nhát và nhẹ nhàng, thích vẽ.
Yên Châu có cách dạy con rất lạ. Có lẽ chất doanh nhân đã ảnh hưởng đến cách chị nuôi dạy những đứa trẻ của gia đình. Trong nhà chị có những quy định nhất định và không bao giờ thay đổi, dù mưa hay nắng, mùa hè hay mùa đông. Luật gia đình do mẹ và con cùng soạn thảo, tranh luận, và khi đã “chốt” thì không thay đổi, không có chuyện “mè nheo” hay du di.
Ví dụ, từ 3 tuổi, các bé đã được tập cho ngủ riêng. Lịch đọc sách, lịch chơi điện tử cũng được quy định trước, bé nào phạm luật sẽ bị phạt. “Vợ chồng tôi luôn thống nhất ý kiến trong việc dạy con, không bao giờ có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Tôi cứ tuân theo luật mà làm nên chăm con cũng rất nhàn. Bọn trẻ tự lớn như cây rừng thôi!” – chị cho biết.
Bé Bơ, bé Gấu, bé Sóc, mỗi đứa một tính, nhưng đứa nào cũng được mẹ dạy về giá trị của đồng tiền. Hai tháng nghỉ hè, bọn trẻ gần như tự chăm nhau và… bày ra cách kiếm tiền. Bé Bơ theo mẹ xuống xưởng may phụ giúp những việc đơn giản như nhặt chỉ, đính khuy và được trả lương đàng hoàng. Cả mùa hè lao động, cô bé được lĩnh lương hơn 100.000 đồng.
Để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của Bơ tốt hơn, năm ngoái, mẹ Yên Châu đã đặt hàng con gái chuyển ngữ một cuốn sách thiếu nhi bằng tiếng Pháp. Bơ rất hào hứng và dành cả mùa hè để dịch. Mẹ Châu đem in ra, bán cho một vài người bạn. Tính ra, thù lao của bé Bơ được 300.000 đồng. Năm nay, cô bé quyết tâm dịch một quyển dày gấp 5 lần với hy vọng sẽ có thù lao cao gấp 5 lần và đã dịch xong, chỉ chờ mẹ “xuất bản”.
Bé Gấu có thiên hướng nghệ thuật, thích vẽ vời thì được mẹ dạy làm kẹp sách. Mỗi người mua ủng hộ vài cái, thấy đắt hàng, cô bé khoái chí làm thêm. Hễ rảnh là bé Gấu dành thời gian làm những món đồ lặt vặt để nhờ mẹ bán giúp.
Yên Châu chia sẻ: “Tôi dạy con cách kiếm tiền chứ không dạy tư tưởng thực dụng. Bỏ tiền túi ra cho con vài trăm nghìn rất dễ, nhưng dạy chúng hiểu giá trị đồng tiền thì khó. Tôi để con lao động, chúng mới hiểu kiếm được đồng tiền vất vả nhường nào và trân trọng tiền hơn. Bọn trẻ nhà tôi có heo đất tích trữ tiền chúng tự kiếm được và luôn cân nhắc khi xin tiền bố mẹ. Tôi thấy có bố mẹ thưởng cho con khi chúng chịu làm việc nhà, nhưng với tôi, việc nhà là việc chung, là trách nhiệm nên không bao giờ trả tiền cho con để chúng làm việc nhà. Nếu bọn trẻ muốn kiếm tiền, chúng phải kiếm của xã hội chứ không phải từ trong gia đình”.
Các cô con gái đang bày tiệc trà mời mẹ.
Khu vực "trưng bày tác phẩm" của mẹ và các con.
Bức tranh kim tuyến các bé làm tặng bố mẹ được trân trọng treo trước cửa.
Các "công chúa" của gia đình đều thích vẽ.
Các con chị đang học ở một trường quốc tế. “Tôi cho con học ở đó không phải vì sính ngoại mà vì đó là trường do Bộ Giáo dục Pháp tài trợ, có lịch sử và chi phí tốt, phù hợp với nhà đông con như nhà tôi. Nếu học trường Việt, các con sẽ có nhiều kiến thức, sẽ dạn dĩ, nhiều kinh nghiệm sống; nhưng tôi cho con học ở đây vì muốn chúng có hướng phát triển riêng. Ở cấp 1, trường không chấm điểm mà các cô giáo sẽ thường xuyên cập nhật tình hình học tập của bọn trẻ, nên chúng tôi vẫn rất yên tâm về việc học của các con.” – chị kể.
Chị nói thêm: “Trừ những lúc bọn trẻ học bài, còn lại chúng tôi không cho con nói tiếng Pháp ở nhà. Bọn trẻ đều học ở trường Pháp, trong lớp chúng nói tiếng Pháp, ra sân chơi nói tiếng Anh nên ở nhà chúng phải nói tiếng Việt. Nếu không kiềm chế, chắc chúng sẽ nói chuyện bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh với nhau cho… nhanh”.
Nhắc đến chồng, Yên Châu không giấu niềm tự hào. Chị cho biết, anh là một bác sĩ ngành tim mạch, rất rành tiếng Pháp nên luôn “xí” phần dạy học cho con. “Càng làm quản lý, ta càng cô đơn. May mà tôi luôn có chỗ dựa vững chãi là ông xã. Anh hỗ trợ tôi rất nhiều, thường xuyên chia sẻ và lắng nghe tôi”.
Ông xã của chị Yên Châu là bác sĩ...
...nhưng chị chia sẻ, anh có tâm hồn rất nghệ sĩ.
Hạnh phúc bên người bạn đời - chỗ dựa tinh thần.
Căn nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc.
Trong gia đình, chị là người duy nhất theo nghiệp kinh doanh. Bố chị là Phó Giáo sư vật lý nguyên tử hạt nhân, cố Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Tốt nghiệp Khoa Thiết kế thời trang năm 2000, Yên Châu được trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mời ở lại trường giảng dạy. Sau vài tháng công tác, chị chuyển vào TP. Hồ Chí Minh dạy ở trường Đại học Kiến trúc cũng như làm việc cho một vài công ty thời trang. Năm 2002, chị lại trở về với Hà Nội, kết hôn và chuẩn bị mở công ty của riêng mình.
Bà chủ hãng đầm bầu nổi tiếng - Nguyễn Thị Yên Châu
Trên bàn làm việc của chị luôn có ảnh gia đình.
Chia sẻ về thành công của mình, chị cho biết: “Ý tưởng của tôi là khơi dậy vẻ đẹp từ sự hạnh phúc. Tôi tin rằng hạnh phúc và tự tin mang lại cho người ta vẻ đẹp. Tôi không bán thời trang mà bán hạnh phúc, bán niềm vui cho người phụ nữ trong giai đoạn mang bầu, để họ tự tin và thấy mình xinh đẹp. Đương nhiên, từng sản phẩm cũng phải thể hiện sự sáng tạo và cá tính, ở một chừng mực nào đó, nhãn hiệu phản ánh phong cách cá nhân của người chủ”.
Tốt nghiệp khoa Thiết kế...
...và gắn bó với ngành thời trang...
..Yên Châu là một phụ nữ thành đạt.
"Tôi kinh doanh rất nhàn".
Đem lại hạnh phúc, tự tin cho khách hàng, đó là điều chị và nhãn hàng hướng đến.
Không chỉ kinh doanh đầm bầu, khi có thời gian, chị còn nhận chụp ảnh nude cho khách hàng đang trong giai đoạn bầu bí vì “muốn giúp khách hàng lưu giữ được những khoảnh khắc đặc biệt ấy, đó sẽ là một hạnh phúc nhỏ bé mà tôi có thể mang lại”. Chị nhẩm tính, mình đã lưu lại được khoảnh khắc diệu kỳ ấy cho hàng trăm khách.
“Tôi nuôi con như cây rừng”
Là mẹ của ba công chúa nhỏ, bé Bơ (Yên Chi) 11 tuổi, học lớp 5, bé Gấu (Phương Anh) 7 tuổi, học lớp 2 và bé Sóc (Châu Anh) 5 tuổi, học mẫu giáo, cứ ngỡ Yên Châu sẽ bận tối mắt tối mũi. Nhưng theo chị chia sẻ, thời khóa biểu trong ngày của chị khá nhàn hạ: 7 giờ 30 sáng đưa con ra bến bus của trường, ăn sáng ở nhà, café sáng đến 9 giờ thì đến công ty làm việc, 5 giờ 30 chiều về nhà. Buổi chiều sẽ là thời gian anh chị chơi với con, cho con đi bơi, đạp xe. Tối, ông xã giúp chị kèm hai cô con gái lớn học, còn chị chơi với bé út. 9 giờ tối là giờ lũ trẻ đi ngủ, chỉ riêng cuối tuần, chúng được thức đến 10 giờ. Chị nói đùa: “Việc chính của tôi có lẽ là nghĩ ra trò gì đó cho con nghịch”.
Trong cuộc sống riêng, chị là mẹ của 3 cô con gái.
Bé Bơ (11 tuổi) thích may vá giống mẹ, có cá tính rất mạnh.
Bé Sóc (5 tuổi) nhí nhảnh và đáng yêu.
"Không biết cái túi này đã đủ tone-sur-tone với bộ đồ của mình chưa nhỉ?"
Nhưng Sóc cũng rất hay dỗi.
Sóc đang rủ mẹ chơi trò... làm kem.
Bé Gấu nhút nhát và nhẹ nhàng, thích vẽ.
Ví dụ, từ 3 tuổi, các bé đã được tập cho ngủ riêng. Lịch đọc sách, lịch chơi điện tử cũng được quy định trước, bé nào phạm luật sẽ bị phạt. “Vợ chồng tôi luôn thống nhất ý kiến trong việc dạy con, không bao giờ có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Tôi cứ tuân theo luật mà làm nên chăm con cũng rất nhàn. Bọn trẻ tự lớn như cây rừng thôi!” – chị cho biết.
Bé Bơ, bé Gấu, bé Sóc, mỗi đứa một tính, nhưng đứa nào cũng được mẹ dạy về giá trị của đồng tiền. Hai tháng nghỉ hè, bọn trẻ gần như tự chăm nhau và… bày ra cách kiếm tiền. Bé Bơ theo mẹ xuống xưởng may phụ giúp những việc đơn giản như nhặt chỉ, đính khuy và được trả lương đàng hoàng. Cả mùa hè lao động, cô bé được lĩnh lương hơn 100.000 đồng.
Để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của Bơ tốt hơn, năm ngoái, mẹ Yên Châu đã đặt hàng con gái chuyển ngữ một cuốn sách thiếu nhi bằng tiếng Pháp. Bơ rất hào hứng và dành cả mùa hè để dịch. Mẹ Châu đem in ra, bán cho một vài người bạn. Tính ra, thù lao của bé Bơ được 300.000 đồng. Năm nay, cô bé quyết tâm dịch một quyển dày gấp 5 lần với hy vọng sẽ có thù lao cao gấp 5 lần và đã dịch xong, chỉ chờ mẹ “xuất bản”.
Bé Gấu có thiên hướng nghệ thuật, thích vẽ vời thì được mẹ dạy làm kẹp sách. Mỗi người mua ủng hộ vài cái, thấy đắt hàng, cô bé khoái chí làm thêm. Hễ rảnh là bé Gấu dành thời gian làm những món đồ lặt vặt để nhờ mẹ bán giúp.
Yên Châu chia sẻ: “Tôi dạy con cách kiếm tiền chứ không dạy tư tưởng thực dụng. Bỏ tiền túi ra cho con vài trăm nghìn rất dễ, nhưng dạy chúng hiểu giá trị đồng tiền thì khó. Tôi để con lao động, chúng mới hiểu kiếm được đồng tiền vất vả nhường nào và trân trọng tiền hơn. Bọn trẻ nhà tôi có heo đất tích trữ tiền chúng tự kiếm được và luôn cân nhắc khi xin tiền bố mẹ. Tôi thấy có bố mẹ thưởng cho con khi chúng chịu làm việc nhà, nhưng với tôi, việc nhà là việc chung, là trách nhiệm nên không bao giờ trả tiền cho con để chúng làm việc nhà. Nếu bọn trẻ muốn kiếm tiền, chúng phải kiếm của xã hội chứ không phải từ trong gia đình”.
Các cô con gái đang bày tiệc trà mời mẹ.
Khu vực "trưng bày tác phẩm" của mẹ và các con.
Bức tranh kim tuyến các bé làm tặng bố mẹ được trân trọng treo trước cửa.
Các "công chúa" của gia đình đều thích vẽ.
Nhắc đến chồng, Yên Châu không giấu niềm tự hào. Chị cho biết, anh là một bác sĩ ngành tim mạch, rất rành tiếng Pháp nên luôn “xí” phần dạy học cho con. “Càng làm quản lý, ta càng cô đơn. May mà tôi luôn có chỗ dựa vững chãi là ông xã. Anh hỗ trợ tôi rất nhiều, thường xuyên chia sẻ và lắng nghe tôi”.
Ông xã của chị Yên Châu là bác sĩ...
...nhưng chị chia sẻ, anh có tâm hồn rất nghệ sĩ.
Hạnh phúc bên người bạn đời - chỗ dựa tinh thần.
Căn nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc.