Nữ ca sĩ nổi tiếng đường đột chấm dứt sự nghiệp, 20 năm sau các con cô hưởng lợi không ngờ từ quyết định của mẹ
Bừng tỉnh trước lời răn dạy của bố mẹ, Trần Mỹ Linh quyết định dừng nghiệp hát. Năm 1975, bà đến Canada và ghi danh vào Trường ĐH Toronto, chuyên ngành Tâm lý trẻ em.
Trần Mỹ Linh (SN 1955) là một ca sĩ nổi tiếng người Nhật gốc Hồng Kông. Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, bà cực kỳ nổi tiếng và có đông đảo fan hâm mộ. Những năm gần đây, Trần Mỹ Linh được công chúng biết đến nhiều hơn nhờ việc nuôi dạy cả 3 người con trai thi đỗ vào đại học danh giá top đầu nước Mỹ: Đại học Stanford. Được biết Trần Mỹ Linh đã nuôi dạy con bằng chính những kinh nghiệm thực tế của mình.
Giã từ sự nghiệp ca hát để đến với con đường học hành
Từng là một ca sĩ nổi đình nổi đám nhưng Trần Mỹ Linh lại quyết định giã từ sự nghiệp khi đang ở thời kỳ đỉnh cao. Nguyên nhân xuất phát từ lời khuyên của bố mẹ. Ở tuổi 17, Mỹ Linh rất nổi tiếng và khá chểnh mảng việc học. Bố mẹ bà khi ấy đã vội vàng răn đe: "Danh tiếng và tiền bạc giống như dòng nước chảy đến rồi đi, chỉ có học vấn mới là điều đáng quý nhất trong cuộc đời của con".
Bừng tỉnh trước lời răn dạy đó, Trần Mỹ Linh quyết định dừng nghiệp hát. Năm 1975, bà đến Canada và ghi danh vào Trường ĐH Toronto, chuyên ngành Tâm lý trẻ em. Năm 1986, bà kết hôn ở Nhật. Năm 1989, Mỹ Linh đi du học tại Mỹ và sau đó học lấy bằng Tiến sĩ tại khoa Giáo dục của Đại học Stanford.
Được biết, bà đã làm luận văn nghiên cứu về cuộc sống 10 năm sau tốt nghiệp của các cựu sinh viên Đại học Tokyo và Đại học Stanford, cùng với sự khác biệt trong cách đối xử giữa nam và nữ ở Nhật Bản và Mỹ. Trần Mỹ Linh cũng từng ra nhiều cuốn sách viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh, được độc giả đánh giá cao.
Nuôi dạy 3 con đỗ vào trường đại học danh giá
Năm 1986, Trần Mỹ Linh kết hôn với người quản lý cũ của mình. Cặp đôi sau đó có 3 cậu con trai khôi ngô, kháu khỉnh. Cả 3 có quốc tịch khác nhau là Canada, Mỹ và Trung Quốc vì gia đình Trần Mỹ Linh từng di chuyển nhiều nơi để học tập, sinh sống và làm việc. Dưới sự dạy dỗ của bà mẹ nổi tiếng, cả 3 cậu con trai đều thi đỗ vào Đại học Stanford. Được biết, Trần Mỹ Linh có những nguyên tắc dạy con rất đơn giản mà bà mẹ nào cũng có thể học theo:
1. Đầu tư giáo dục cho con ngay giai đoạn đầu đời
Ngay từ khi mang thai, Trần Mỹ Linh đã xác định phải chăm sóc bản thân thật tốt, sinh ra một đứa con khoẻ mạnh. Bà coi đó là điểm xuất phát của giáo dục. Cựu ca sĩ đình đám một thời cho rằng: "Thời kỳ ấu nhi là giai đoạn giáo dục quan trọng nhất. Tục ngữ có câu "Nhìn lúc 3 tuổi để biết lúc lớn, nhìn từ khi còn nhỏ để biết khi già".
Tính cách và cá tính hình thành ở giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ sau này. Tôi thường xuyên đưa con đến nơi làm việc và cõng con trên vai cũng chính là xuất phát từ suy nghĩ trẻ sơ sinh cần được chăm sóc tận tình".
2. Món quà lớn nhất tặng con chính là sự giáo dục
Trần Mỹ Linh từng xao nhãng việc học. Tuy nhiên nhờ có sự dạy dỗ kịp thời của cha mẹ mà bà kịp bừng tỉnh và có sự nghiệp nổi trội. Cuộc đời bà nhờ thế mà vươn ra một chân trời mới, rộng mở hơn. Trần Mỹ Linh luôn cám ơn bố mẹ vì điều này. Bà cũng tâm niệm rằng món quà lớn nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái chính là giáo dục. "Tôi đã tự thề nhất định sẽ dành trọn cuộc đời mình để trao cho con một sự giáo dục tốt nhất", Trần Mỹ Linh chia sẻ.
3. Không so sánh con mình với con nhà người ta
Rất nhiều bố mẹ có thói quen xấu, đó là so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Họ cho rằng, đây là cách giúp con tự ganh đua, tự phấn đấu để bằng bạn bè. Tuy nhiên thực tế không được như vậy. Việc bị so sánh quá nhiều sẽ khiến những đứa trẻ trở nên tự ti, nhút nhát, không dám bộc lộ khả năng của mình trước cha mẹ. Không chỉ vậy, trẻ còn có thể nảy sinh cảm giác ghét bỏ, tị nạnh với những đứa trẻ khác.
Trần Mỹ Linh hiểu rõ điều này. Chính vì vậy bà không bao giờ so sánh con mình với người khác.
4. Không thay con quyết định mọi việc
Trần Mỹ Linh không bao giờ quyết định mọi việc thay con. Thay vào đó, bà để 3 cậu con trai tự lựa chọn. Bà mẹ nổi tiếng chia sẻ: "Tôi đã dạy các con tự quyết định từ khi còn nhỏ. Chẳng hạn như khi đi mua kem, con sẽ được chọn hương vị ưa thích. Hay khi đi học, con cũng được tự chọn trường mà bản thân thấy phù hợp".
Cựu ca sĩ cho biết, việc được tự quyết định khiến các con của bà luôn vui vẻ, có tinh thần học tập hơn, dẫn đến điểm số trên lớp luôn tốt. Tự quyết định cũng khiến trẻ tự tin và có trách với lựa chọn của mình hơn.
5. Không cấm đoan con yêu đương một cách cực đoan
Nhiều bậc cha mẹ thường cấm con không được yêu khi đang đi học. Bởi họ lo sợ tình cảm tuổi mới lớn sẽ khiến trẻ xao nhãng việc học, hoặc đi quá giới hạn dẫn đến hậu quả đau lòng. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò không chỉ có mỗi mặt tiêu cực mà cũng có những mặt tích cực khác. Bố mẹ vì vậy không nên cấm đoán con quá cực đoan.
Trần Mỹ Linh cho biết: "Tình yêu có thể dạy bọn trẻ được yêu và biết cách yêu thương người khác. Nhưng tôi luôn nhắc nhở các con phải có trách nhiệm với bạn gái và không được phép có con khi chưa sẵn sàng". Bà mẹ nổi tiếng dạy các con những kiến thức về giới tính ngay từ khi lên 9 tuổi.
6. Luôn trả lời ngay các câu hỏi của con
Khi con đặt câu hỏi, Trần Mỹ Linh không bao giờ nói rằng: "Con hãy tự tìm hiểu đi" hay "Mẹ sẽ trả lời con sau". Nữ ca sĩ luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của con. Nếu có câu nào không biết đáp án, bà sẽ cùng 3 câu con trai đi tìm lời giải đáp.
7. Không nên chỉ chú trọng vào kết quả
Cả 3 con của Trần Mỹ Linh đều đỗ đại học Stanford. Tuy nhiên kết quả này không phải là điều mà bà quan tâm nhất. Cái mà Trần Mỹ Linh quan tâm là cả quá trình dạy dỗ con nên người, hành trình mà con trải qua để đạt được tựu. Giống như khi thi đấu thể thao, dù chúng ta không phải người thằng cuộc cuối cùng. Nhưng sau tất cả, chúng ta có trải nghiệm, có thêm sức khỏe và những khoảng thời gian rèn luyện, ký ức tuyệt vời.
Được biết, Trần Mỹ Linh không bao giờ phân biệt quá rõ ràng việc học và việc chơi. Cô áp dụng phương pháp "học mà chơi", "chơi mà học" với các con. Cô giao cho con các bài tập thông qua nhiều trò chơi thú vị. Từ đó giúp con tiếp thu kiến thức dễ hơn mà không bị nhiều áp lực.