Nổi da gà khi nghe được 1 bài nhạc hay? Có thể chị em đang mang bộ não rất đặc biệt!

JJJ,
Chia sẻ

Có thể chị em chưa biết, đôi khi âm nhạc cũng tạo ra khoái cảm như khi ân ái.

Bạn đã từng trải qua cảm giác: Nghe một bản nhạc rất hay và bỗng dưng bị nổi da gà? Một trong những lần mà tôi nhớ nhất, là khi bách bộ từ ngoài đường vào trường Đại học và bất ngờ "I See Fire" của Ed Sheeran (phim The Hobbit) bật mở - nó hay đến mức khiến tôi gai người.

Do-You-Get-Goosebumps-From-Music-You-Might-Have-Unique-Brain

Theo Alissa Der Sarkissian, chuyên gia tại Viện sáng tạo và não bộ USC, lắng nghe ca khúc "Nude" của Radiohead cũng đem đến cảm giác tương tự - hơi thở của cô hòa nhịp với âm điệu của nó. Nhịp tim chậm lại và nhận thức của cô về bài hát tăng lên. Cụ thể hơn, Alissa cảm nhận một cách có ý thức về những cảm xúc hàm chứa trong bài hát, và cách cơ thể cô phản ứng với những rung động đó.

Gần đây, Matthew Sachs, một cựu sinh viên từ Harvard, hiện đang theo học ngành tâm lý và khoa học thần kinh tại USC, đã thực hiện nghiên cứu về những người từng trải qua cảm giác này. Matthew muốn hiểu tại sao điều này lại diễn ra, liệu người nghe có khúc mắc hay kí ức đặc biệt gì với những ca khúc đó?

Matthew đã thực hiện một số bài kiểm tra với 20 sinh viên - một nửa trong số đó nổi da gà khi nghe một vài ca khúc nhất định, số còn lại chẳng cảm thấy gì hết. Matthew đã quét não, đo nhịp tim cũng như độ dẫn điện trên da của những tình nguyện viên khi họ lắng nghe 3 ca khúc yêu thích.

music-644

Kết quả quét cho thấy bộ não của những người tham gia thử nghiệm, có kết nối về mặt tinh thần và thể chất với thể loại âm nhạc mà họ yêu thích. Ngoài ra, cấu trúc não của những người này khác xa với những đối tượng không có mối liên hệ đó.

Chưa hết, nó còn cho thấy những người bị nổi da gà khi nghe nhạc hay - phần xử lý cảm xúc của não bộ đặc biệt hơn. Tuy nhiên, rất khó để tìm hiểu xem đây là đặc điểm hình thành qua nhiều năm nghe nhạc hay bẩm sinh đã như vậy.

Với dữ liệu thu được từ nghiên cứu, Matthew đã tạo ra phương trình "nghe nhạc nổi da gà":

PGoosebumps = CF (Sc + Id + Ap)

Trong đó:

- CF là từ viết tắt của các yếu tố nhận thức

- SC chỉ bối cảnh và môi trường xã hội

- Id là sự khác biệt của cá nhân

- Ap là thuộc tính âm thanh của âm nhạc

- PGoosebumps chỉ ra tỷ lệ phần trăm nổi da gà xảy ra

Trò chuyện với tạp chí Khoa học Thần Kinh (Neuroscience), Matthew cho biết, nghiên cứu này chỉ ra rằng: Những người thường xuyên bị nổi da gà khi nghe nhạc, có xu hướng cảm nhận cảm xúc với cường độ và sức mạnh lớn hơn hẳn người khác.

Một yếu tố khác cần được tính đến ở đây, là hiệu ứng kích hoạt những ký ức được kết nối với âm nhạc. Đây là khía cạnh mang tính trừu tượng mà Matthew chưa thể kiểm soát trong phòng thí nghiệm.

Các yếu tố khác như ca từ mãnh liệt, sự lên xuống của âm vực, khoảng - quãng trong hòa âm, đồng ca... Cũng đóng vai trò trong việc gây nổi da gà.

music

Trong khi nghiên cứu ban đầu chỉ thực hiện trên 20 người, Matthew đang đi vào chi tiết hơn bằng cách nghiên cứu hoạt động não khi lắng nghe âm nhạc. Đây là bước đầu để ứng dụng âm nhạc vào điều trị các hội chứng về sức khỏe tâm thần.

Âm nhạc cũng tạo ra khoái cảm như khi ân ái

Giáo sư Psyche Loui, nhà tâm lý học tại Đại học Wesleyan cho biết: "Các phản ứng vật lý này ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể tùy thuộc vào hoàn cảnh, các thành phần sinh học trong cơ thể và tâm lý tình cảm của người đó. Thuật ngữ này được gọi là cực khoái trên da [skin orgasm]".

Tham khảo Neurosciencenews

Chia sẻ