Nỗi cô đơn và khó khăn của các Geisha Nhật Bản giữa đại dịch

MINH THU,
Chia sẻ

Covid-19 đang gây ảnh hưởng lớn tới loại hình nghệ thuật hàng trăm năm Geisha của Nhật Bản.

Geisha là hình tượng đặc biệt của nước Nhật, họ được định nghĩa như những người làm nghệ thuật chân chính. Geisha không đơn thuần là những người phục vụ trà, rượu, hát múa để phục vụ thượng khách, họ còn được đào tạo một số nghệ thuật trò chuyện và trêu đùa cùng khách. Geisha còn mang trong mình sứ mệnh truyền bá văn hóa Nhật Bản đến bạn bè thế giới.

Nỗi cô đơn và khó khăn của các Geisha Nhật Bản giữa đại dịch - Ảnh 1.

Nỗi cô đơn và khó khăn của các Geisha Nhật Bản giữa đại dịch

Sau hàng tháng trời thi hành lệnh phong tỏa, Geisha đã được hoạt động trở lại nhưng họ vẫn phải tuân thủ những quy định giãn cách xã hội một cách chặt chẽ.

Có thể nói, dịch Covid-19 đang trở thành sức ép ngày càng lớn đối với các nghệ nhân Geisha, khi họ phải chật vật duy trì nghệ thuật văn hóa lâu đời nhưng lại đang bị mai một dần.

Tính tới ngày 16/7, Nhật Bản xác nhận nước này có 22.890 ca mắc Covid-19 và 985 người đã thiệt mạng.

Các biện pháp giãn cách xã hội chính là điều khó nhất mà một Geisha phải thực hiện. Chưa dừng lại, bệnh dịch còn dẫn tới tình trạng thưa thớt khách đến thưởng thức loại hình nghệ thuật truyền thống này.

“Nếu chúng tôi được làm việc, những Geisha như chúng tôi sẽ có rất nhiều năng lượng. Nhưng nếu không có những buổi biểu diễn, chúng tôi không chỉ cảm thấy cô đơn mà còn bị hạ thấp”, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời cô Ikuko, một Geisha chia sẻ.

Hiện chỉ còn khoảng 20 Geisha đang làm việc tại quận Akasaka nổi tiếng ở thủ đô Tokyo. Theo năm tháng, số người theo đuổi nghệ thuật truyền thống Geisha đang giảm mạnh.

Ngay cả khi chỉ còn vài Geisha, số lượng khách tới xem biểu diễn cũng đã giảm 95% trong giai đoạn dịch Covid-19.

“Tôi không nghĩ được chuyện gì cả. Toàn tâm trí tôi là nỗi lo lắng về chuyện bao giờ có thể được biểu diễn lại”, cô Mayu, một Geisha cho hay.

Để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19, các Geisha không thể rót nước hoặc chạm vào người và ngồi cạnh khách hàng.

“Chúng tôi từng trò chuyện với khách về vô vàn chủ đề với niềm vui và hứng khởi thực sự,  nhưng giờ mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn bất cứ thứ gì mà chúng tôi từng trải qua. Chúng tôi vẫn nói chuyện với khách nhưng ở khoảng cách ngồi cách xa nhau 2m”, cô Ikuko tâm sự về những khó khăn trong nghề giữa mùa dịch bệnh.

Chia sẻ