Nhượng quyền bưu cục và câu chuyện của những người trong cuộc

Quang Vũ,
Chia sẻ

Tệp khách hàng ổn định, sau nửa năm có thể thu hồi vốn ban đầu, có sự hỗ trợ toàn diện về vận hành tới quảng bá từ nhà cho nhượng quyền, ... đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến mô hình nhượng quyền bưu cục.

Theo một báo cáo của Nielsen, có đến 63% người tiêu dùng vẫn duy trì thói quen mua sắm trực tuyến trong bình thường mới nhờ sức ảnh hưởng không nhỏ của TMĐT. Năm 2022 được dự báo tiếp tục là năm tăng trưởng mạnh của ngành TMĐT Việt Nam bởi những thói quen mua sắm online của người dùng gia tăng, nỗ lực phục hồi mạnh mẽ sau dịch và những sáng tạo không ngừng trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhờ đó đã tạo ra sự bứt tốc của lĩnh vực giao nhận. Nhiều nhà đầu tư, khởi nghiệp trẻ đã tự tạo cơ hội bằng cách thử sức với hình thức kinh doanh mới, trong đó có đầu tư nhượng quyền bưu cục.

Nhượng quyền bưu cục và câu chuyện của những người trong cuộc - Ảnh 1.

Cũng giống như bất kỳ một lĩnh vực startup nào, những khó khăn ban đầu, khi nhà đầu tư kinh doanh lĩnh vực bưu cục sẽ phải đối mặt là vốn, thói quen khách hàng cũng như chưa hiểu rõ về chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh của lĩnh vực chuyển phát. Tuy nhiên, khi bắt tay với thương hiệu uy tín, nhà đầu tư sẽ giảm bớt nỗi lo khi được thừa hưởng quy trình, hệ thống vận hành, nền tảng công nghệ, kho bãi, trung chuyển và được hỗ trợ về đào tạo, tính toán kế hoạch đạt lợi nhuận từ công ty mẹ. Vì vậy, để đạt được thành công, nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn nhà đồng hành.

Một nhà đầu tư kinh doanh bưu cục nhượng quyền với J&T Express tại Tuy Hòa, Phú Yên, chị Dương Thị Kim Kiều cho biết chi phí đầu tư ban đầu chị bỏ ra không thực sự là gánh nặng bởi nhìn thấy sau đó là cơ hội và sự phát triển bền vững của mô hình kinh doanh này. Chị Kiều chia sẻ thêm, sau một thời gian tìm hiểu thị trường, chị cảm thấy có hứng thú với ngành nghề chuyển phát và muốn kinh doanh lâu dài.

Cân nhắc và đắn đo nhiều doanh nghiệp cùng triển khai nhượng quyền, nhận thấy J&T Express có nền tảng tốt, định hướng rõ ràng cho nhà đầu tư về chính sách quản lý, kinh doanh, vận hành nên đã lựa chọn. Thời gian đầu còn bỡ ngỡ, đến nay, nhờ vận dụng tốt nền tảng chuyển giao của J&T Express, chị Kiều đã nắm rõ cách thức quản lý, mọi thứ đã đi vào ổn định. Trong tương lai sẽ cải thiện từng bước để phù hợp với nhu cầu, thói quen của tệp khách hàng địa phương.

Tương tự với trường hợp của chị Kim Kiều, anh Trung Đức - chủ bưu cục nhượng quyền Tuấn Minh (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, trước đó anh kinh doanh vật liệu xây dựng, khó khăn vì dịch bệnh kéo dài cũng là cơ hội để anh nhận thấy xu hướng phát triển không ngừng của thương mại điện tử, anh quyết định chuyển qua thử sức với mô hình nhượng quyền bưu cục.

Qua tìm hiểu, cách thức nhượng quyền bưu cục có cơ hội phát triển tương lai, anh Đức đã lựa chọn tham gia nhượng quyền bưu cục cùng J&T Express từ tháng 5/2021. Kết quả đến nay, bưu cục của anh Đức đã phủ sóng toàn huyện Mỹ Đức với doanh thu ổn định, mỗi ngày xử lý tới hàng trăm đơn hàng.

Nhượng quyền bưu cục và câu chuyện của những người trong cuộc - Ảnh 2.

Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026. TMĐT hiện nay không chỉ phát triển tại các thành phố lớn mà còn lan rộng ra các địa phương kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng trưởng nóng gần đây.

Mô hình nhượng quyền bưu cục cũng trở thành 1 trong số lĩnh vực tiềm năng thu hút nhà đầu tư tại các tỉnh. Mới "ra nhập" vào đường đua nhượng quyền bưu cục chưa lâu, anh Đỗ Ngọc Minh - nhà đầu tư trẻ tại bưu cục J&T Express tại tỉnh Tây Ninh đánh giá doanh thu 2 tháng đầu khi kinh doanh nhượng quyền, nếu không có gì thay đổi trong tầm 6 tháng tới có thể thu hồi lại được số vốn ban đầu.

Với những bước đầu thuận lợi từ nhà đầu tư khắp mọi miền Bắc -Trung- Nam, cho thấy mô hình kinh doanh nhượng quyền của J&T Express tại Việt Nam được đánh giá tiềm năng, tạo cơ hội cho những người muốn thử sức đầu tư toàn quốc. Đại diện J&T Express - ông Phan Bình cũng chia sẻ mục đích triển khai mô hình nhượng quyền không chỉ ở thành phố lớn mà còn ở hầu hết 63 tỉnh thành. Nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn có sẵn của J&T có thể kể đến như mặt bằng, nhân sự, phương tiện và tệp khách hàng ổn định, bao gồm cả lượng khách hàng lớn trên các sàn TMĐT hàng đầu.

Đồng thời, các nhà đầu tư của J&T Express cũng được đào tạo bài bản về cách thức vận hành, hỗ trợ cụ thể về chiến lược kinh doanh dài hạn, kế hoạch quảng bá và tiếp thị. Chính vì thế, có thể nhận định rằng nhượng quyền kinh doanh của J&T Express là một trong số mô hình kinh doanh bền vững, phát triển dài lâu.

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Hồ Thị Thu Hòa (Viện trưởng viện nghiên cứu logistics Việt Nam) cho biết, với tốc độ gia tăng của TMĐT khoảng 30%, Việt Nam đang nằm trong top 3 thị trường phát triển tại khu vực ASEAN. Các đơn vị chuyển phát nhanh nên nắm bắt cơ hội mở rộng kinh doanh thông qua mô hình nhượng quyền bưu cục. Điển hình, J&T Express là một ví dụ cho việc nỗ lực không ngừng để tạo cơ hội cho chính mình và cơ hội cho nhà đầu tư.

Việc kinh doanh nhượng quyền bưu cục được xem là giải pháp để các doanh nghiệp truyền thống đổi mới và tiếp cận công nghệ, mở rộng kinh doanh đa khu vực, ngược lại, đây cũng chính là cơ hội cho nhà khởi nghiệp thành công khi lựa chọn đầu tư đúng doanh nghiệp - đúng thời điểm.

Xu hướng nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát nhanh đã nở rộ trên thế giới và được chứng minh là mang lại nhiều thành tựu cho các quốc gia. Tới Việt Nam, nhượng quyền bưu cục đang ngày càng trở thành xu hướng và sân chơi mới với nhiều tiềm năng phát triển.

Chia sẻ