Tư vấn sức khỏe giới tính:

Những yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày

BS. Hoa Hồng,
Chia sẻ

Nếu bạn là người thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy thì cũng cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày.

Thưa bác sĩ, em đang tránh thai bằng cách dùng thuốc uống tránh thai hàng ngày. Mặc dù mới uống nhưng em không thấy có tác dụng phụ nào như 

đau đầu, buồn nôn hay rối loạn kinh nguyệt... Em rất băn khoăn hay là mình mua phải thuốc giả. Bác sĩ cho em hỏi, liệu có những yếu tố nào có thể làm giảm tác dụng của thuốc hay không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Thùy)

Trả lời:

Bạn Thanh Thùy thân mến!

Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn vì nó rất dễ sử dụng, không ảnh hưởng đến cảm xúc của nhiều người. Thuốc tránh thai hàng ngày thông thường kết hợp hai loại hormone là estrogen và progestin, ngoài ra còn loại thuốc hàng ngày chỉ chứa duy nhất hormone progestin. 

Những yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày 1
Nếu bạn là người thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy thì cũng cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày. Ảnh minh họa

Mặc dù có tác dụng tránh thai lên tới 99% nhưng dùng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn chu kì kinh nguyệt... Mức độ ảnh hưởng của tác dụng phụ này tùy theo cơ địa của mỗi người. Chính vì vậy mà có thể có chị em không gặp dấu hiệu tác dụng phụ nào cho dù mới uống hay uống thuốc đã lâu.

Bạn không gặp các dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc thì cũng không nên lo lắng vì không thể kết luận bạn uống phải thuốc giả. Có thể do cơ địa của bạn phù hợp với thuốc nên không gây ra các phản ứng dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu đã chọn đây là biện pháp tránh thai thường xuyên của mình thì bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố có thể làm giảm tác dụng của thuốc. sẽ có tác dụng giảm đi đối với những phụ nữ nặng béo phì. 

Một số loại thuốc hay thực phẩm bổ sung có thể làm cho thuốc tránh thai hàng ngày kém hiệu quả hơn, ví dụ như: Kháng sinh rifampin, kháng nấm griseofulvin, một vài loại thuốc kiểm soát HIV, một số loại thuốc chống động kinh. Nếu bạn là người thường xuyên bị nôn ói, tiêu chảy thì cũng cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai hàng ngày. Ngoài ra, thuốc ngừa thai được chuyển hóa qua gan, vì vậy, nếu bạn có thói quen uống bia, rượu, nhất là uống sau khi uống thuốc thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, hiệu quả tránh thai sẽ không cao. 

Chính vì thế, bạn cần có sự chỉ định, tư vấn của các bác sĩ nếu bạn không chắc lắm về tác dụng của thuốc với bản thân mình.

Chúc bạn sức khỏe!
Chia sẻ