Những tác dụng phụ của kem chống nắng khiến ai cũng giật mình và cách giải quyết mà bạn nên biết
Phụ nữ thường có thói quen bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng. Việc làm này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với tia UV. Nhưng dùng kem chống nắng không đúng có thể gây ra hiểm họa cho bạn đấy.
Đa số các loại kem chống nắng đều chứa những thành phần độc hại như oxybenzone, triclosan, paraben và phthalate. Chúng có khả năng gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, trong đó có ung thư.
Để hạn chế tác dụng phụ của kem chống nắng, mọi người nên lựa chọn những sản phẩm có chứa titan, kẽm và được làm từ các loại dầu tự nhiên như dầu dừa.
Ngoài ra, tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ giúp gia tăng lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Do đó, bạn không nhất thiết phải sử dụng loại kem bảo vệ da này thường xuyên.
Đa số các loại kem chống nắng đều chứa những thành phần độc hại như oxybenzone, triclosan, paraben và phthalate.
Dưới đây là những tác dụng phụ của kem chống nắng mọi người nên biết tới:
Các nghiên cứu đến từ Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey cho thấy oxybenzone, triclosan, paraben và phthalate có khả năng làm rối loạn chức năng hormone. Những thành phần này thường được tìm thấy trong các loại kem chống nắng hiện nay.
Hơn nữa, Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group cho hay, khi chuyển sang sử dụng những sản phẩm không chứa các hợp chất này, lượng hóa chất trong cơ thể bạn sẽ giảm nhanh chóng. Vì vậy, lựa chọn kem chống nắng có nguồn gốc tự nhiên là việc làm sáng suốt để bảo vệ sức khỏe.
Phá hủy tế bào
Hợp chất oxybenzone được cho vào kem chống nắng do chúng có khả năng hấp thụ tia UV. Tuy nhiên, chất này cũng có thể gây rối loạn hormone và phá hủy các tế bào sâu trong cơ thể. Oxybenzone sẽ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào và cản trở quá trình tổng hợp ADN.
Hiện tượng này cũng gia tăng nguy cơ biến đổi gen. Các nghiên cứu đến từ Đại học Y California San Diego School cũng đã chỉ ra mỗi quan hệ mật thiết giữa oxybenzone và bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ lớn tuổi.
Hợp chất oxybenzone được cho vào kem chống nắng do chúng có khả năng hấp thụ tia UV.
Thúc đẩy tế bào ung thư phát triển
Các hóa chất trong kem chống nắng có thể thúc đẩy quá trình hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, Jessie Cheung, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và laser ở Willowbrook, IL cho biết, đột biến gen bắt nguồn từ các hóa chất này cũng sẽ gia tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Tăng nguy cơ ung thư vú
Theo Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group, hóa chất được sử dụng trong kem chống nắng benzophenone sẽ tác động tới cơ thể giống với tình trạng dư thừa estrogen. Hiện tượng này có thể tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư vú.
Hóa chất được sử dụng trong kem chống nắng benzophenone sẽ tác động tới cơ thể giống với tình trạng dư thừa estrogen.
Tổn thương da và hình thành khối u
Retinyl Palmitate là hợp chất thường được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc da. Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, chúng có khả năng ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, một nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California cho thấy, chất này sẽ thúc đẩy sự hình thành, phát triển của các khối u và gây tổn thương da.
Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp
Mọi người nên sử dụng kem chống nắng không chứa các hóa chất như trên và có thành phần là titan và kẽm. Những chất này này sẽ tạo nên rào cản hóa học vững chắc để ngăn ngừa các tia UV gây hại cho làn da. Kẽm và titan cũng không thể xâm nhập vào da, gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu có điều kiện, bạn nên chọn các loại kem chống nắng làm từ thành phần tự nhiên như dầu dừa, bơ hạt mỡ và dầu cà rốt. Các sản phẩm này thường có chỉ số khả năng chống nắng SPF 30 trở lên.
Mọi người nên sử dụng kem chống nắng không chứa các hóa chất như trên và có thành phần là titan và kẽm.
Sử dụng kem chống nắng thế nào cho tốt?
Hầu hết mọi người sử dụng kem chống nắng vì sợ da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ gây ung thư. Trên thực tế chỉ có 10% trường hợp ung thư da có liên quan tới tia UV. Thậm chí, các nghiên cứu còn cho thấy, tiếp xúc với ánh mặt trời hợp lý có thể giúp ngăn chặn sự phát triển ung thư da. Bệnh nhân sở hữu khối u ác tính có khả năng sống sót cao hơn khi họ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Do đó, mọi người không nhất thiết phải lạm dụng kem chống nắng mọi lúc mọi nơi và không nên bôi quá nhiều. Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Chất này giúp ngăn ngừa một số bệnh về xương, suy nhược cơ, đa xơ cứng và tiểu đường tuýp 1.
Da bắt đầu chuyển sang màu hồng là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Khi gặp tình trạng này, bạn cần tìm đến một nơi có bóng râm càng sớm càng tốt hoặc bôi kem chống nắng chứa các hợp chất không gây hại cho sức khỏe. Cách bảo vệ cơ thể hiệu quả khác khi tiếp xúc ánh mặt trời là đội mũ và mặc quần áo dài.
(Nguồn: Curejoy)