Những ông bố chuẩn "bố người ta" khiến nhiều người nể phục

Minh Anh,
Chia sẻ

Ông bố đơn thân đi khắp nơi xin sữa mẹ cho con hay ông bố với hành trình dài dằng dặc 27 năm “hô biến” con trai bị down thành người bình thường là những ông bố chuẩn “bố người ta” khiến nhiều người phải nể phục.

Rơi lệ với câu chuyện của ông bố đơn thân chỉ mong con bé mãi

Làm cha của một cậu con trai mắc căn bệnh thiếu máu huyết tán được phát hiện ngay từ khi 7 tháng tuổi, nước mắt, tuyệt vọng, sự cô đơn, thương con và những cảm giác chông chênh nhiều vô kể nhưng chẳng thể đánh gục ông bố đơn thân Lam Thanh.

Những ông bố chuẩn

Những ông bố chuẩn
Ông bố Lam Thanh vừa lo chữa bệnh cho con vừa đảm đương mọi công việc chăm sóc con

Ngày ngày, với bàn tay thô ráp của một người đàn ông nhưng Lam Thanh chăm con khéo chẳng kém gì các chị, các mẹ. Anh đưa con tới viện, đút cơm cho con ăn, dạy con học, ru con ngủ, rồi chơi cùng con…, anh làm tất cả mọi công việc thuần thục và chỉnh chu như một bà mẹ.

Những ông bố chuẩn
Anh luôn sát cánh cùng con trên mọi nẻo đường

Nghẹn ngào trước giây phút con ngây thơ chơi những trò chơi chẳng giống ai, Lam Thanh buồn nói: "Tôi đã rớt nước mắt với những trò chơi của con như lấy tăm dán băng dính vào tay giả vờ truyền máu vì đã quen thuộc với công việc này, hoặc con sử dụng các chai lọ thuốc rất nhiều trong nhà làm trò chơi. Một trò chơi chẳng giống ai nhưng quen thuộc với con...".

Câu chuyện của hai cha con như một nốt trầm trong bản nhạc của cuộc sống, nhưng ý chí, nghị lực và tình yêu thương thì vẫn rung lên khe khẽ những thanh âm ngọt ngào.

Ông bố đi khắp nơi xin sữa mẹ cho con

Nhắc tới ông bố đơn thân Ma Văn Thoại, nhiều người cũng không khỏi xúc động khi vợ anh ra đi vào lúc con trai mới sinh chưa được một tuần tuổi.

Vượt qua nỗi đau mất vợ, Ma Văn Thoại lặn lội khắp nơi xin sữa mẹ cho con. Và trời không phụ lòng người, khi con trai anh được 14 ngày tuổi, chị Bùi Hoàng Ly Ly đã tìm tới tận nhà thăm bé và ngỏ ý muốn đưa hai bà cháu về nhà chị ở gần đó để trực tiếp cho bé bú.

Những ông bố chuẩn
Ma Văn Thoại chạy khắp hang cùng ngõ hẻm xin sữa mẹ cho đứa con chưa đầy một tuần tuổi

Theo Zing, sau khi kết thúc công việc của một lập trình viên mỗi ngày, anh lại đi xe sang nhà chị  Ly Ly để thăm con, đến 22h mới trở về khu trọ.

"Từng ngày, từng ngày con nhé, có con bước cùng, bố cũng thấy vững chân hơn. Bé Bo biết nắm tay bố rồi này. Cảm ơn chị Ly Ly, chị Khánh Linh và các mẹ sữa nhiều ạ. Cháu trộm vía ngoan lắm, ăn xong là ngủ tít à", anh Thoại viết trên trang cá nhân.

Bố đơn thân đẹp trai, chăm con khéo

Không chỉ là một ông bố đơn thân chăm con giỏi,  Lê Việt Thành hay còn được gọi với cá tên Thành Neo (sinh năm 1987) còn rất nổi tiếng với vai trò ông chủ của 1 salon tóc lớn, 1 quán café rất phong cách trên phố cổ.

Con trai của Thành Neo là Lê Thiện Nguyên, 4 tuổi. Tuy còn nhỏ nhưng bé đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và lanh lợi. Thành cho biết, Nguyên là một cậu bé rất hiếu động và lém lỉnh, không bao giờ chịu ngồi im 1 chỗ, thích đi siêu thị, thích đi tập gym với bố, và đặc biệt rất thích các loại cá.

Những ông bố chuẩn
Với Thành Neo, cậu con trai Nguyên như một người bạn thân thiết của anh

Khi được hỏi một mình "gà trống nuôi con" thì có gặp nhiều khó khăn hay không, anh chia sẻ: “Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng mọi chuyện rồi cũng thành quen. Với tôi, thời gian làm việc đã chiếm 1 phần lớn trong cuộc sống rồi, nhưng dù thế nào đi nữa thì 1 ngày tôi luôn dành ra ít nhất 1 tiếng để chơi với con, những lúc đấy tôi không sờ đến điện thoại, không checkmail, 2 bố con thường nằm xem hoạt hình với nhau, lúc thì đá bóng, ngồi nói chuyện với nhau, lúc lại vật nhau, và trò bé thích nhất là trốn tìm. Khi nào rảnh, bố con tôi lại vào bếp cùng nhau nấu ăn, làm bánh. Bé Nguyên 4 tuổi nhưng đã biết đánh trứng trong bát giúp bố rồi (cười). Cứ Chủ nhật, hai bố con lại cùng nhau đi chợ, đi chơi tới các siêu thị và các khu vui chơi cho trẻ con".

Những ông bố chuẩn
Những khi mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, chỉ cần chơi với con, trò chuyện với con, mọi âu lo của ông bố trẻ đều tiêu tan

Cái anh thấy khó khăn phải đối diện nhiều nhất đó chính là những lúc Nguyên ốm, người đầu tiên bé gọi vẫn luôn là mẹ: "Mẹ ơi!", "Mẹ của Nguyên đâu?", "Mẹ đâu hả bố?"... lần nào cũng vậy, “Những lúc đó, tôi thật sự thấy nhói lòng, cảm giác thương con đến tột cùng mà không biết phải làm thế nào, chỉ biết ôm trọn con vào lòng và mong con hiểu được tấm lòng của người bố cũng đang bế tắc này mà thôi, những lúc đấy tôi cũng thấy tủi thân lắm”, anh trải lòng.

Người cha 27 năm “hô biến” con trai bệnh down thành người bình thường

Nhìn Mặc Đăng Mừng ít ai có thể biết rằng chàng trai này đã từng bị bệnh down từ khi mới chào đời. Lọt lòng mẹ, Mặc Đăng Mừng (SN 1988) đã bị mắc bệnh down bẩm sinh, nhiều người cứ ngỡ rằng căn bệnh này sẽ đeo đuổi anh đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, qua những năm phấn đấu không ngừng cùng với sự đồng hành của người cha Mạc Văn Mỹ, hiện này chàng trai này đã biết chơi đàn Organ, bơi lội, đai nâu võ Aikido và đặc biệt anh vừa nhận chứng chỉ nghề tại trường ĐH Văn Lang với chuyên ngành đồ họa.

Những ông bố chuẩn
Người cha luôn đồng hành đến trường cùng cậu con trai mắc bệnh down

Để Mừng đạt được những thành tích như hôm nay bên cạnh anh luôn có người cha là chỗ dựa vững chắc và mẹ là hậu phương luôn kiên trì dõi theo trên từng đoạn đường anh đi. Trên suốt chặng đường dài chinh phục số phận cho đứa con bị bệnh down bẩm sinh luôn có bàn tay của bố sát bên, ông Mỹ đã kiên trì dạy con trai không khuất phục trước bệnh tật và học tập thật tốt.

Những ông bố chuẩn
Hai cha con mừng chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô, bạn bè trong lớp học võ

Những ông bố chuẩn
Niềm hạnh phúc luôn hiện hữu trên gương mặt ông khi kể về hành trình cùng cậu con trai không may mắc căn bệnh down bẩm sinh

Những ngày đầu tiên cho con đi học, ông Mỹ muốn con mình được học đàn để kích thích các dây thần kinh lên não. Nhiều lần ông Mỹ tìm đến các nơi dạy đàn để đăng kí cho con học nhưng đều bị từ chối. Không bỏ cuộc, nhiều tháng liền ông tìm đến phòng dạy đàn ở nhà thờ để học lỏm cách đánh đàn rồi về bàn với vợ gom góp tiền mua đàn về dạy cho con tập đánh đàn. Ngoài việc dạy con đánh đàn ông Mỹ còn dành thời gian mỗi buổi chiều để tập cho Mừng đi trên những viên đá xanh giúp kích thích các dây thần kinh từ lòng bàn chân lên não, giúp cho việc tiếp thu của Mừng nhạy bén hơn.

“Khi đó tôi gõ cửa nơi bán đàn để xin cho con vào học, nhưng thầy bảo con tôi bị bệnh thế thì học được gì. Lúc đó buồn lắm nhưng tôi bảo với họ là nếu con tôi biết đánh đàn thì phải nhận dạy cho cháu, thế là họ cho đánh thử, khi con đánh được một đoạn nhạc thì họ tỏ ra rất ngạc nhiên và sau đó nhận dạy cháu đến bây giờ”, ông Mỹ tâm sự.

Hiện Mừng đang xin làm việc tại một công ty chuyên về kĩ thuật đồ họa ở quận 3 để có thêm thu nhập và giúp đỡ bố mẹ. Mừng chia sẻ: “Mình sẽ cố gắng học thật giỏi, làm việc thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ mình đã yêu thương mình những năm qua. Qua đây mình cũng khuyên các bạn trẻ khác là đừng bao giờ đầu hàng số phận, dù cuộc sống trao cho mình một số phận nghiệt ngã nhất nhưng nếu mình cố gắng phấn đấu không đầu hàng với số phận thì sau này mình chắc sẽ gặp được thành công”.



Chia sẻ