Những nỗi niềm chỉ người làm việc nhiều giờ một ngày mới hiểu
Việc phải hoạt động trong văn phòng quá nhiều giờ một ngày khiến các nhân viên công sở thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
Thực sự sợ chiếc ghế trong văn phòng
Khi một người sử dụng quá nhiều thời gian trong một ngày để ngồi tại bàn làm việc ở văn phòngsẽ tỏ ra sợ chiếc ghế của mình. Họ thấy rất áp lực khi ngày hôm sau phải quay lại chính chỗ đó.
Trang điểm nửa vời
Làm việc nhiều có nghĩa là đêm ngủ ít. Với chị em phụ nữ thì đây quả điều kinh khủng bởi nó sẽ vô tình “giúp”thời gian lấy đi nét tươi trẻ vè tuổi thanh xuân của bạn.
Và một khi công việc đã bận vội thì sáng ngày hôm sau họ cũng chẳng có thời gian tút tát lại nhan sắc trước khi gặp mọi người ở văn phòng nữa.
Trang trí phòng nghỉ ở công ty như nhà của mình
Với một người dành phần lớn thời gian để làm việc hẳn nhiên sẽ có ít thời gian để ở nhà. Chính vì vậy, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc coi công ty như nhà của mình kể cả ở nơi ăn, phòng khách, và chỗ ngủ mà không phân biệt điều gì cả.
Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh
Món ăn không hẳn là khoái khẩu nhưng vẫn bắt buộc phải ăn của giới văn phòng làm việc nhiều chính là Humburger, sandwich… Chúng trở nên quen thuộc tới nỗi khi lúc nào đó được dứt ra khỏi công việc họ cũng vẫn lựa chọn đồ ăn đó như một thói quen khó bỏ.
Không thấy post ảnh lãng mạn lên facebook bao giờ
Nếu bạn ít khi nhìn thấy một người bạn trước kia thường rất năng nổ trong các hoạt động xã hội và thường xuyên đi chơi rồi khoe ảnh trên facebook bỗng nhiên bặt vô âm tín, inbox hỏi han cũng chỉ trả lời được vài câu thì ắt hản người đó đang vướng phải công việc ngập đầu rồi.
Không bao giờ đi gặp bạn bè
Đó hẳn là điều không khó hiểu bởi toàn bộ thời gian họ đã dồn cho công việc thì không còn lúc nào để gặp gỡ bạn bè nữa. Bạn bè có thể trách rằng tại sao ngày họp lớp cũng không thấy họ đâu nhưng công việc là vậy, họ không thể đừng được.
Thường xuyên bỏ lỡ sự kiện của gia đình
Người thành công thường phải cảm ơn gia đình vì sự ủng hộ và hỗ trợ trên mọi bước đường. Có thể khi bạn tốt nghiệp đại học, bố mẹ đến tận nơi chúc mừng bạn nhưng khi bạn lên chức giám đốc kinh doanh, bạn lại chỉ có thể tự thưởng cho mình một ly rượu vang mà thôi.
Đó có thể coi là một sự thiệt thòi. Thêm vào đó, người bận rộn cũng có thể quên đi ngày sinh nhật của cô em gái, người mà năm nào cũng tự tay làm bánh kem để mừng bạn thêm tuổi mới.
Căng thẳng và có thể cáu gắt bất cứ khi nào
Rối loạn thần kinh hay stress quá mức là những gì một công việc bận rộn ảnh hưởng đến bạn. Có thể chính bạn sẽ không nhận ra sự thay đổi trong con người mình nhưng những người yêu thương bạn thì có đấy. Chính vì thế việc điều chỉnh bản thân là điều nên làm trong mọi trường hợp.
Sợ những câu chuyện mới
Điều này đặc biệt hay xảy ra ở Nhật Bản khi mỗi tuần lại xuât hiện những người tự tử vì áp lực công việc quá nặng nề. Hiện tượng này còn được đặt một cái tên riêng là “karoshi”.
Người bận rộng thường rất sợ khi phải tiếp xúc với những loại thông tin như thế này bởi họ sẽ nghĩ đến công việc của mình và giảm năng suất lao động để rồi sau đó lại phải cố gắng gấp đôi, thậm chí gấp 3.