Những người lương trên 1 tỷ/năm có trình độ học vấn ra sao? Câu trả lời khiến nhiều bạn trẻ "vỡ mộng"
Sự thật có thể khiến nhiều bạn trẻ mộng mơ trở về thực tại.
Trong những năm gần đây, tình trạng cử nhân đại học thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường đang trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều người đổ lỗi cho sinh viên, cho rằng họ lười học, không chịu cố gắng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhà trường cũng có một phần trách nhiệm trong việc đào tạo ra những cử nhân không đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyên môn của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều người dù không học hành cao nhưng đã trở thành những KOL (Key Opinion Leader là Người dẫn dắt dư luận) với thu nhập cao đã khiến không ít bạn trẻ củng cố quan điểm rằng "đọc sách là vô ích, bằng cấp không tạo nên thu nhập dư dả". Điều này có đúng?
Gần đây, có một chủ đề trên mạng xã hội Trung Quốc: "Những người có thu nhập hàng năm trên 500 ngàn nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) có trình độ học vấn ra sao?". Nghiên cứu khảo sát cho thấy hầu hết những người này đều có bằng tốt nghiệp hoặc bằng cử nhân. Lương hàng năm 500 ngàn, nghĩa là lương tháng ít nhất cũng phải trên 40 ngàn.
Những người có thể kiếm được mức lương hàng tháng này về cơ bản là giám đốc điều hành công ty hoặc cá nhân. Họ đều có xuất phát điểm rất cao, tốt nghiệp từ các trường danh tiếng hoặc trở về sau du học. Với nỗ lực gấp đôi của mình, đương nhiên họ có thể đạt được kết quả đáng ghen tị.
Nói đến đây, nhiều người dẫn chứng ví dụ là Jack Ma, cho rằng Jack Ma liên tục trượt trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cuối cùng chỉ đỗ Đại học Sư phạm Hàng Châu. Tuy nhiên, Đại học Sư phạm Hàng Châu cũng là một ngôi trường tốt ở Trung Quốc, Jack Ma đã học tập rất chăm chỉ trong thời gian học đại học và luôn đứng trong top 5. Vì vậy, thật sai lầm khi kết luận rằng việc học là vô ích.
Do số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng, các công ty sẽ chọn cách nâng cao tiêu chuẩn để tuyển dụng nhân tài tốt hơn. Đôi khi những sinh viên không có bằng cử nhân thậm chí còn không có cơ hội được phỏng vấn. Lập luận "học là vô ích" đơn giản là không thể đứng vững.
Tất nhiên, ngoài việc học, có rất nhiều thứ sẽ ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên như kỹ năng mềm, kinh nghiệm, khả năng học hỏi.... Nhưng không thể phủ nhận, trình độ học vấn là con đường để sinh viên tiếp cận với kiến thức, văn hóa, rèn luyện được năng lực, rất có ích cho công việc sau này.
Trình độ học vấn có thể không đảm bảo cho sự giàu có nhưng chúng là con đường tắt có thể thay đổi vận mệnh của bạn. Tức là nó đảm bảo một vị thế nhất định trên thị trường lao động và trong xã hội. Khi mà một bạn trẻ chưa có gì để khẳng định mình, thì học đại học là một con đường phổ biến để bạn được đào tạo và chuẩn bị cho một nghề nghiệp tương lai. Tự nuôi sống được chính mình là biểu hiện đầu tiên của một thanh niên trưởng thành. Ngay cả khi còn chưa có một nghề nghiệp để kiếm sống, mà thanh niên bàn nhau không học đại học, thì đó chỉ là sự biện minh. Các bạn cần nhớ rằng chỉ có trình độ học vấn và khả năng mới thực sự là chìa khóa để xác định phương hướng của cuộc đời.
Một chuyên gia cho biết: Xã hội hiện đại ngày càng hướng tới sự chuyên nghiệp, ai cũng phải được đào tạo chuyên sâu. Việc có năng khiếu để bước vào nghề chỉ là thuận lợi ban đầu, còn sau đó khi hoạt động nghề nghiệp lại càng đỏi hỏi học cao hơn. Nếu bạn phỏng vấn những người bỏ qua việc học đại học, rất có thể họ cũng rất muốn đi học đại học. Với các nghề nghiệp như nghiên cứu, giảng dạy, khoa học kỹ thuật, Bác sỹ, Luật sư… có mức độ chuyên môn cao thì học đại học là tiêu chuẩn tối thiểu.
Nhiều bạn trẻ là cử nhân kinh tế, thấy mình kiếm tiềm không bằng những người bán hàng online hay môi giới nhà đất, đã vội vàng phủ nhận giá trị của việc học đại học là cách suy nghĩ chưa chín chắn.