Những nghề kiếm bộn tiền nhưng không có thời gian tiêu

Hoàng Anh,
Chia sẻ

Có những nghề cho bạn mức thu nhập đáng kể nhưng lại lấy đi phần lớn thời gian, khiến bạn nhiều lúc quay cuồng, không có thời gian nghỉ ngơi.

1. Tiếp viên hàng không

Những nghề kiếm bộn tiền nhưng không có thời gian tiêu 1
Nghề tiếp viên hàng không kiếm được nhiều tiền nhưng lại rất bận rộn - (Ảnh minh họa)

Tiếp viên hàng không thường bận rộn với lịch bay khá dày, thời gian ở trên máy bay chiếm phần lớn quỹ thời gian của họ. Công việc này đem lại cho bạn mức thu nhập nhiều người mơ ước nhưng cũng không ít người phải thốt lên rằng "bận đến mức chẳng có thời gian để tiêu tiền".

2. Nhân viên ngân hàng

Ngân hàng vẫn được xem là miền đất hứa mặc dù hiện nay, ngành này không còn giữ được độ hot như thời hoàng kim cách đây vài năm trước. Dù làm tín dụng, kinh doanh tiền tệ hay thanh toán quốc tế..., bạn cũng nên xác định phải dành phần lớn thời gian cho công việc, tất nhiên, bù lại, bạn sẽ có được mức thù lao tương xứng.

3. Nhân viên tổng đài kỹ thuật

Những nghề kiếm bộn tiền nhưng không có thời gian tiêu 2
Nhân viên tổng đài phải làm việc không ngừng nghỉ - (Ảnh minh họa)

Các tổng đài đa số đều hoạt động 24/24 và khối kỹ thuật cũng phải làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo các quy trình hoạt động của tổng đài được thông suốt. Tất nhiên, các kỹ thuật viên sẽ có sự phân ca, chia nhau lịch trực cụ thể nhưng nói chung, những ca nghỉ chỉ đủ thời gian để bạn nghỉ ngơi, ngủ bù cho lại sức trước khi tiếp tục hành trình mới.

4. Kế toán - Kiểm toán

Ở những tập đoàn lớn, kế toán thường là đội ngũ bận bịu nhất, nhiều khi còn phải làm việc xuyên trưa, ăn uống qua loa tại chỗ ngồi mà thậm chí còn phải mang việc về nhà. 

Cùng với kế toán, kiểm toán cũng là lĩnh vực khá bận rộn với những chuyến đi. Đặc biệt vào mùa cuối năm hay những đợt kiểm toán, bạn phải căng như dây đàn để hoàn tất công việc, chẳng còn thời gian cho bản thân.

5. Quản lý nhà hàng

Những nghề kiếm bộn tiền nhưng không có thời gian tiêu 3
Nghề quản lý nhà hàng cũng rất bận rộn - (Ảnh minh họa)


Các nhà hàng mở cửa từ sáng sớm và đóng cửa vào lúc đêm muộn, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Người quản lý phải thường xuyên có mặt để quán xuyến, chỉ đạo công việc cũng như sát sao với tình hình kinh doanh. Điều đó khiến họ chẳng còn mấy thời gian cho các hoạt động cá nhân.

Chia sẻ