Những lưu ý ‘sống còn’ khi ăn nấm, nhớ cho kỹ kẻo ngộ độc chết người
Để tránh ngộ độc nấm, tốt nhất chỉ ăn khi biết chắc chắn là nấm ăn được, trường hợp không chắc chắn thì tuyệt đối không nên ăn.
Những nguy cơ gây độc của nấm
Có nhiều loại nấm có chứa độc tố, cho nên khi ăn nấm có thể dẫn đến ngộ độc, có những trường hợp dẫn đến tử vong. Khi nấm có chứa thành phần độc tố thì dù có chế biến xào, nấu, hầm… như thế nào đi nữa thì cũng không thể nào làm giảm độc tố được.
Người khỏe mạnh thì khả năng bị ngộ độc nấm thấp hơn những người có sức đề kháng yếu. Vì vậy đối với những người vừa mới ốm dậy tốt nhất không nên ăn nấm.
Đối với một số người bụng yếu, khi ăn hay bị đầy hơi, đau bụng,… thì không nên ăn nấm vì rất có thể dẫn đến ngộ độc.
Khi ăn nấm có chứa độc tố sẽ dễ dẫn đến tổn thương một số bộ phận như tim, gan, thận, thậm chí bị liệt dây thần kinh… Và nguy cơ ngộ độc càng tăng cao khi có thói quen uống bia rượu khi ăn nấm.
Những lưu ý ‘sống còn’ khi chế biến nấm
Không nên rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Nấm lúc nào cũng mọc trong môi trường sạch sẽ, nếu như bạn có thói quen rửa nấm quá kỹ sẽ làm cho nấm bị mất đi một lượng dưỡng chất nhất định.
Hơn nữa, khi rửa nấm kỹ làm cho nấm hút một lượng nước khá lớn, làm cho nấm bị nhão, khi chế biến không còn ngon nữa.
Nên nấu nấm ở nhiệt độ cao
Muốn cho nấm cho giữ nguyên vị ngon ngọt thì chúng ta không nên nấu nấm ở nhiệt độ quá cao sẽ làm cho nấm mất đi vị ngọt tự nhiên, mất màu. Cho nên khi chế biến nấm nên để nhiệt độ cao.
Chế biến chín 100%
Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thì nhất định phải chế biến chín 100%, nên đun sôi nấm trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.
Không chế biến nấm trong nồi nhôm
Khi chế biến nấm trong nồi nhôm sẽ làm cho nấm bị ngã màu, khi đó nấm không còn giữ nguyên màu sắc ban đầu của nó nữa.
Không được dùng quá nhiều dầu ăn để nấu nấm
Như đã nói ở trên thì nấm là một loại thực vật có thể hút chất lỏng rất tốt, cho nên khi cho quá nhiều dầu vào nấm thì nấm sẽ hút hết lượng dầu vào trong.
Mà như các bạn đã biết, khi ăn quá nhiều dầu sẽ làm cho bạn bị đầy bụng, khó tiêu và dầu sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của nấm.
Nên giữ lại nước ngâm nấm khô
Nhiều người cho rằng nước ngâm nấm khô là những cặn bã, bẩn cáu nhưng trong nước ngâm nấm lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nếu như sợ bẩn thì trước khi ngâm nấm chúng ta nên rửa nấm sạch sẽ. Nước ngâm nấm có thể cho vào nồi canh, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đó khá cao.
Phải chọn nấm tươi và non
Khi chọn nấm phải chọn loại tươi và non, không nên mua nấm đã bị dập nát hoặc có mùi bất thường, màu sắc không bị biến đổi.
Để phòng ngừa ngộ độc nấm, khi ăn cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.
Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc
Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt
Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa
Không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ... Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
Không được ăn nấm nếu không biết rõ nguồn gốc: Rất có thể phân biệt được nấm nào chứa độc tố và nấm nào không chứa độc tố, quan trọng nhất chúng ta cần biết được nguồn gốc của nấm được trồng ở đâu và thuộc giống gì.
Nếu như bạn còn nghi ngờ nguồn gốc của nấm thì tốt nhất không nên ăn, chỉ ăn khi bạn nắm rõ thông tin.
Trường hợp sau khi ăn có biểu hiện của ngộ độc nấm như: Nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần… thì cần nhanh chóng gây nôn bằng biện pháp cơ học. Sau đó, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.