Những khám phá thú vị về bàn chân có thể bạn chưa biết

Khánh Linh,
Chia sẻ

Từ loại pho-mát làm từ vi khuẩn tại lòng bàn chân, đến niềm tin về kích cỡ "cậu nhỏ" và bàn chân, sau đây là những khám phá mà bạn có thể chưa biết về bộ phận này.

1. Có đến 1 phần tư tổng số xương của cơ thể nằm ở bàn chân

Mỗi bàn chân của chúng ta có 26 chiếc xương, nhiều hơn số xương ở bàn tay là 1 chiếc. Khi chúng ta mới sinh ra, hầu hết xương chân đều là sụn mềm. Chỉ đến khi khoảng 21 tuổi, những chiếc xương chân mới trở nên cứng chắc.

2. Chúng ta đã biết đi giày từ xa xưa

Loài người bắt đầu đi giày từ khi nào? Chính xác là khoảng 40.000 năm trước, theo như một nghiên cứu về xương chân của người Nêanđectan và những giống người tiền sử khác từ Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ). Những mẫu chân cổ hơn 40.000 năm trước thì có ngón chân dày và chắc khỏe, có vẻ là để bám chặt vào nền đất tốt hơn khi đi chân không.
 
 
ban-chan
Chiếc giày còn nguyên vẹn cổ nhất có tuổi đời là 5.500 năm tuổi này được tìm thấy ở một hang động ở Armani.
 
Thời điểm này cũng là thời điểm mà nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy số lượng lớn những tiến bộ về thủ công và nghệ thuật của người xưa, bao gồm những dụng cụ bằng đá đầu tiên, và có thể là đã góp phần dẫn đến việc phát minh ra giày.

3. Ngón chân cái đã từng là ngón tay cái

Chiếc ngón chân to khỏe này đã từng giúp tổ tiên chúng ta bám chắc vào mẹ khi còn nhỏ và để trèo cây tốt hơn khi trưởng thành. Nhờ có tiến bộ khoa học ngày nay. nếu chẳng may bạn bị mất ngón tay cái, bạn có thể thay thế nó bằng ngón chân mình. Hiện tại, việc phẫu thuật này diễn ra khá phổ biến.
 
ban-chan
Cận cảnh ngón tay được thay mới bằng ngón chân cái.

4. Bàn chân nắm giữ những bí mật về sự tiến hóa của động vật hai chân

Các nhà khoa học nghiên cứu loài Homo naledi từ một mẫu vật được tìm thấy ở một hang động Nam Phi vào năm 2013 tin rằng đây chính là họ hàng của con người. Homo naledi có đôi bàn chân rất giống người, nhưng lại có bộ xương chân cong vòng như thể được dùng để trèo cây. Rất có thể, Homo Naledi là giống người đầu tiên bắt đầu thử đi bằng hai chân.

5. Có một loại pho-mát được làm từ vi khuẩn ở bàn chân tại Ireland

Đôi bàn chân ấm áp và ẩm ướt của chúng ta chính là nơi cư ngụ lý tưởng của vi khuẩn, những loài lấy tế bào da chết làm thức ăn và sản sinh ra nhiều loại khí và axit mà gây nên mùi khó chịu ở bàn chân. Chúng thậm chí còn được dùng để tạo ra pho-mát nữa. Một triển lãm tại Dublin (Ireland) vào năm 2013 đã trưng bày rất nhiều loại pho-mát được làm từ vi khuẩn tại bàn chân, nách và rốn của chúng ta.
 
ban-chan
Liệu bạn có dám ăn thử loại pho-mát kinh dị này?

6. Bàn chân là một trong số những nơi ta cảm thấy dễ “nhột” nhất

Lí do là bàn chân chúng ra có gần 8.000 dây thần kinh và một lượng lớn đầu dây thần kinh ở gần bề mặt da. Nếu bạn thấy mình dễ cảm thấy “nhột” khi bị cọ vào chân, hãy yên tâm rằng đó là dấu hiệu cho thấy bạn không bị mắc các bệnh lý thần kinh.
 
ban-chan
Hay bị "nhột" ở chân chứng tỏ bạn không bị mắc bệnh lý thần kinh.

7. Bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng tồi tệ cho đôi chân

Những hậu quả do bệnh tiểu đường gây ra bao gồm tuần hoàn máu kém và tổn thương dây thần kinh, từ đó dẫn đến loét da nghiêm trọng và thậm chí có thể khiến người bệnh phải cắt bỏ chân. Riêng trong năm 2010, có 73.000 trường hợp phải cắt bỏ chi dưới do bệnh tiểu đường gây ra.

8. Phụ nữ có nhiều vấn đề về chân gấp bốn lần đàn ông

Sự thật này có liên quan đến việc đi giày cao gót. Việc đi giày cao gót làm thay đổi cấu trúc bàn chân và ảnh hưởng chức năng vốn có của nó, dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
 
ban-chan
Chiếc giày cao gót ban đầu là phụ kiện của đàn ông.

Trớ trêu thay, thực tế những phụ nữ châu Âu đã bắt đầu đi giày cao gót để cho giống đàn ông: loại giầy cao gót vốn bắt nguồn từ những chiến binh Ba Tư vào thế kỉ 17, và khi nam giới phương Tây bắt chước theo họ, phụ nữ thời đó cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng ngay sau đó.
 
9. Một người trung bình đi bộ khoảng 160 km trong cả cuộc đời

Con số đó hẳn là quá nhiều cho đôi chân của chúng ta. Không ngạc nhiên là các bệnh như đau lưng, đau đầu, khó tiêu và vẹo cột sống liên quan đến các vấn đề ở chân. Một vài người tập chạy đã vượt qua con số này. Herb Fred, một người ưa chạy bộ, đã đạt được con số đáng kinh ngạc là 247.142 dặm (gần 400,000 km).
 
10. Kích cỡ bàn chân không liên quan đến kích cỡ “cậu nhỏ”. 

Trong một nghiên cứu gần đây vào năm nay, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ 17 nghiên cứu trước đó, khảo sát kích cỡ “cậu nhỏ” của hơn 15.000 đàn ông ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả là không có bằng chứng nào chỉ ra rằng số đo “của quý” lại liên quan đến chiều cao, cân nặng hay cỡ giày.
 
ban-chan
Bàn chân nhỏ không có nghĩa là kích cỡ "cái ấy" nhỏ.
 
11. Lý do đằng sau móng chân của người già 

Đã bao giờ bạn nghe một người nào đó mô tả móng chân mình cứng “như móng ngựa” chưa? Sự thật là, khi chúng ta già đi, móng chân cũng trở nên dày hơn, khó cắt hơn. Đó là bởi vì qua năm tháng, móng chân mọc ngày càng chậm hơn, làm cho các tế bào móng chồng lên nhau. Vấp ngón chân, đi giày chật, hoặc làm rơi đồ vào chân cũng gây ra việc này. Ngoài ra, nhiễm bệnh nấm và các bệnh về phình động mạch cũng làm giảm lượng máu lưu thông xuống chân, làm cho móng chân trở nên dày và cứng.
 
12. Có một kỉ lục guinness về ngửi nhiều bàn chân và nách nhất

Trong vòng 15 năm cô Madeline Albrecht tại Mỹ làm việc cho phòng thí nghiệm ở Ohio để thử nghiệm sản phẩm của hãng Dr.Scholl, cô đã phải ngửi hơn 5.600 bàn chân và số lượng nách không đếm xuể.
 
ban-chan
Ngửi chân có lẽ là một trong số những công việc tồi tệ nhất quả đất.
 
 (Nguồn: Mentalfloss)
Chia sẻ