Những hiểu lầm tai hại nhất của phụ nữ về sức khỏe (P.1)

Xeko - Theo Trends,
Chia sẻ

Đôi khi những hiểu lầm tai hại có thể vô tình mang lại những mối hiểm nguy cho cơ thể mà bạn không hề hay biết. Nhìn lại, để chắc chắn rằng bạn không mắc phải nó nhé!

Sức khỏe là quý giá và giữ gìn đó là điều rất đáng khích lệ và duy trì. Tuy nhiên, đôi khi những hiểu lầm tai hại có thể vô tình mang lại những mối hiểm nguy cho cơ thể mà bạn không hề hay biết. Nhìn lại, để chắc chắn rằng bạn không mắc phải nó nhé!
 

1. Phá thai không đau!

Suy nghĩ của bạn: Phá thai là thủ thuật dễ dàng, bạn cũng có thể gây tê và giảm đau nên không phải lo ngại đến sự đau đớn.

Thực tế: Phá thai đòi hỏi nhiều tác động tới cổ tử cung thông qua nong và nạo, cổ tử cung và nội mạc tử cung có thể sẽ bị chấn thương nghiêm trọng. Nếu chảy máu nhiều sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu cao sau đó. Phẫu thuật không nghiêm ngặt hay khử trùng thiết bị y tế không triệt để sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tử cung, viêm vùng chậu. Nghiêm trọng hơn, tai nạn phẫu thuật là thủng tử cung có thể đe dọa tính mạng của bạn.

Lời khuyên của bác sỹ: Phải có biện pháp tránh thai hiệu quả, một số thủ thuật phá thai có thể sẽ làm hỏng khả năng sinh sản của bạn. Các công cụ tránh thai như sử dụng bao cao su là đơn giản, hiệu quả nhất và phù hợp cho hầu hết mọi người. Nếu trong vòng sáu tháng đầu cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không ăn thêm bất kỳ chế phẩm nào thì bạn đang có một giải pháp tránh thai tự nhiên khá hiệu quả. Để an toàn trong một thời gian dài khi bạn chưa muốn sinh con thì bạn có thể đặt vòng tránh thai để được thuận tiện hơn. 

2. Không có con sẽ rất trẻ!

Suy nghĩ của bạn: Nếu không có con, tôi có thể duy trì sự ổn định của cơ thể, giữ gìn được vóc dáng, chống lão hóa và luôn giữ được thế giới ngọt ngào của hai chúng tôi.

Thực tế: Không mang thai, estrogen sẽ vẫn ở mức cao, do đó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, u xơ tử cung, nguy cơ viêm màng dạ con. Buồng trứng ngừng rụng trứng khi mang thai và thời điểm cho con bú sau sinh buồng trứng không rụng trứng trong một khoảng thời gian, do đó cho phép buồng trứng có một kì nghỉ ngắn và thời gian bảo tồn. Nhờ vậy buồng trứng giảm thiệt hại, giảm nguy cơ ung thư. Hơn nữa, việc buồng trứng bị trì hoãn rụng trứng cũng trì hoãn sự xuất hiện của mãn kinh, đồng nghĩa với việc bạn kéo dài hơn xuân sắc của mình.

Lời khuyên của bác sỹ: Khi đã lựa chọn không mang thai, bạn luôn cần phải tiến hành thường xuyên các kiểm tra phụ khoa, sàng lọc ung thư vú và các xét nghiệm phết tế bào tử cung khác. 35 tuổi bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định mang thai vì không chỉ khó khăn cho chính bạn mà còn mang đến nguy cơ dị tật cao cho thai nhi. 

3. Mổ lấy thai có thể duy trì một cơ thể tốt!

Suy nghĩ của bạn: Sự đau đớn khi trở dạ là một nỗi đau “khổng lồ” khiến bạn sợ sinh con. Quyết định sinh mổ để giúp bạn không phải đối mặt với nỗi đau đó lại không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Ngoài ra, mổ lấy thai cũng giúp em bé có thể chọn một ngày tốt lành để được sinh ra.

Thực tế: Phẫu thuật cắt da bụng, cơ bắp và tử cung dày sẽ khiến cơ thể mất một thời gian dài hơn để phục hồi đầy đủ. Chảy máu sau phẫu thuật, biến chứng do gây mê như đau đầu, đau lưng cũng khiến bạn phải đối mặt với đau đớn nhiều hơn. Đặc biệt, đầu của em bé không chui qua ống sinh nên sự phát triển tinh thần và cảm xúc sẽ bị ảnh hưởng, ngoài ra cũng khiến bé có nguy cơ viêm phổi sơ sinh cao hơn.

Lời khuyên của bác sĩ: Nếu bạn lo sợ sinh thường sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục của bạn do sự kéo giãn của “cô bé” thì các bài tập Kegel có thể giúp bạn. Đầu tiên co các cơ của xương chậu lại 10 đến 15 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây. Lặp lại 10 đến 20 lần một ngày, 3 lần hoặc nhiều hơn nữa càng tốt. Trong khi đứng, ngồi hoặc nằm bạn cũng có thể thực hiện những thao tác này. Một lợi ích khác mà bài tập này mang lại là không chỉ giúp cơ quan sinh sản khỏe mạnh hơn mà còn giúp quá trình sinh nở cũng dễ dàng hơn.

Chia sẻ