Những hiện tượng quen thuộc ai cũng nhìn thấy nhưng lại "lười hỏi Google" xem tại sao
Có rất nhiều hiện tượng diễn ra thường xuyên trong cuộc sống mà chúng ta chưa biết tại sao, dưới đây sẽ là câu trả lời cho một số hiện tượng mà bạn vẫn luôn thắc mắc.
1. Tại sao chúng ta không nhận ra giọng nói của mình qua bản thu âm?
Những người đối thoại với bạn nghe được giọng nói của bạn truyền trong không khí. Và bản thu âm giọng nói của bạn cũng chỉ có thể ghi lại được những âm thanh như vậy. Còn khi chúng ta nghe giọng nói của chính mình thì những rung động của dây thanh âm sẽ truyền lên đầu bạn. Đồng thời lúc này, các xương trong hộp sọ sẽ tự động khuếch đại những rung động ở tầng số thấp hơn rất nhiều. Đó cũng là lí do vì sao khi nghe giọng mình nói, bạn thấy nó có âm lượng nhỏ hơn so với thực tế.
2. Tại sao chúng ta bị đau đầu khi uống nước lạnh hoặc ăn đồ lạnh?
Bạn có nhận ra rằng mình bị đau đầu sau khi uống nước lạnh hay ăn kem? Hoặc điều này cũng có thể xảy ra ở trường hợp bạn thở trong khi chạy bộ ngoài trời với thời tiết quá lạnh. Hiện tượng này có liên quan tới sự co thắt, giãn nở vòm họng phản ứng với nhiệt độ thấp.
3. Tại sao da của chúng ta trở nên sậm màu còn tóc thì trở nên sáng màu dưới ánh nắng mặt trời?
Trong cả hai trường hợp này, mặt trời phá vỡ sắc tố melanin và tạo sự tác động đến màu tóc và màu da của chúng ta. Khi sắc tố này bị vỡ, tóc không tự bổ sung melanin nên điều này khiến chúng trông sáng màu hơn. Đối với da thì khác, lúc này, da “đáp trả” lại ánh nắng mặt trời bằng cách bổ sung melanin một cách mạnh mẽ, điều này khiến da trông tối màu hơn.
4. Tại sao thời gian lại trôi chậm hơn đối với một đứa trẻ?
Ngày bé bạn có từng thấy thời gian trôi thật chấm và ước mình lớn thật nhanh không nhỉ? Một đứa trẻ thường phải nhớ nhiều sự kiện hơn chúng ta. Khi là một đứa trẻ, chúng bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, đồng thời bộ nhớ của chúng phải ghi nhận nhiều dữ liệu. Do đó một năm của một đứa trẻ chứa nhiều dữ liệu hơn những người trưởng thành. Để so sánh cụ thể thì có thể nói rằng một tuần của một đứa trẻ là một phần rất lớn trong quãng thời gian sau khi chúng trưởng thành.
5. Tại sao chúng ta có biểu hiện nhắm mắt khi ăn chanh?
Phản xạ này được hình thành từ tổ tiên của loài người. Họ làm vậy là để ngăn không cho nước chanh bắn vào mắt làm hỏng lớp niêm mạc.
6. Tại sao những con chim bồ câu ở thành phố không đậu trên cành cây?
Điều này cũng nằm ở vấn đề phản xạ. Những con chim bồ câu ở các thành phố có thói quen đậu trên những công trình làm bằng đá, bê tông… chứ không có thói quen đậu trên cành cây. Các chi của chúng vẫn cho phép chúng đậu trên những cành cây nhưng chỉ đơn giản là chúng không quen như vậy, từ đời này qua đời khác.
7. Tại sao trên nền đen thì bụi màu trắng còn trên nền trắng thì bụi lại màu đen?
Thực tế bụi có màu xám. Tuy nhiên kích thước quá nhỏ bé của từng hạt bụi khiến chúng ta không thể nhận ra màu sắc thực của chúng. Trên nền màu đen thì những hạt bụi này có màu sáng hơn nên chúng ta thấy chúng màu trắng, còn trên nền màu trắng thì chúng có màu tối hơn nên ta thấy chúng có màu đen.
8. Tại sao loài gấu trúc Mỹ lại có thói quen rửa đồ ăn của chúng?
Những con gấu trúc Mỹ thường kiếm ăn từ môi trường tự nhiên nên có thể trên đó bám những loại tảo mà chúng không hề muốn ăn chút nào. Một lý do khác không dễ thương như bạn nghĩ, đơn giản là chúng muốn dìm chết con mồi.
9. Tại sao những con chim lại bay theo hình chữ V ngược trên bầu trời?
Lý do thứ nhất, đây là cách giúp chúng tiết kiệm năng lượng. Những con chim bay đầu đàn tạo ra những xoáy không khí đặc biệt bởi đôi cánh của mình. Điều này giúp những con chim bay phía sau gặp bớt lực cản của không khí và tiết kiệm năng lượng.
Lý do thứ hai, việc bay theo mô hình chữ V ngược giúp từng thành viên trong đàn luôn nhìn thấy được con đầu đàn và theo sát nó.
10. Tại sao tiếng suối lại nghe róc rách?
Điều này xảy ra khi những bong bóng khí bị cuốn vào dòng nước và sau đó vỡ ra. Nó tạo nên rất nhiều những âm thành nghe khác nhau mà chúng ta gọi chung là “róc rách”.
11. Tại sao chúng ta bị say tàu xe?
Ảnh: familydoctor
Điều này xảy ra khi não bạn hình thành những thông tin mẫu thuẫn với các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Ví dụ như khi bạn đi tàu, bên trong tai của bạn cảm nhận được sự bập bềnh của những con sóng nhưng mắt của bạn thì lại không cảm thấy điều đó. Khi đó bộ não cố gắng đồng nhất hai cảm giác riêng biệt này nhưng lại xảy ra sự mâu thuẫn khiến bạn có cảm giác bị say xe.
12. Tại sao ngón đeo nhẫn được dùng để làm xét nghiệm máu?
Lý do đầu tiên, ngón tay cái và ngón tay út gắn liền với cổ tay của chúng ta. Nếu không may bạn bị nhiễm trùng, nó có thể lây lan ra cả cánh tay của bạn. Do đó, các y bác sỹ thường tư vấn lấy máu ở tất cả các ngón tay trừ ngón cái và ngón út.
Thứ hai, ngón đeo nhẫn sẽ ít cảm thấy đau đớn nhất. Nó hoạt động ít hơn và có làn da mỏng hơn các ngón khác, nếu bạn không sử dụng ngón tay này thường xuyên thì nó sẽ nhanh chóng lành lại.
13. Tại sao chúng ta lại nổi da gà?
Đây là một hiện tượng có nguồn gốc xa xưa từ động vật. Nổi da gà là biểu hiện của sự co thắt nang lông. Đối với động vật, điều này khiến chúng ấm lên nhanh hơn. Trong trường hợp có mối đe dọa, hiện tượng này giúp chúng dựng đứng lông lên, trông to hơn và đáng sợ hơn trước mặt kẻ thù. Chúng ta gặp phải hiện tượng này khi lạnh hoặc trong một vài trạng thái cảm xúc. Đó là kết quả của sự phát ra hóc môn adrenaline.
(Nguồn: Brightside)