Những đứa trẻ KHÔNG CHỊU VỀ NHÀ khi lớn lên hầu hết sinh ra trong những gia đình này: Kiểu thứ 2 tưởng HAY nhưng vô cùng tai hại
Họ đều đã đi làm hoặc đang học đại học nhưng khi "về chung một nhà" với bố mẹ thì hầu hết đều phản kháng và buồn bã. Để tìm ra nguyên nhân sâu xa, câu trả lời phải nằm ở thế hệ lớn tuổi.
Một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực tâm lý trẻ em có lần kể câu chuyện thế này: Tôi còn nhớ đợt nghỉ lễ Quốc khánh tháng trước, được nghỉ bảy ngày khiến mọi người trong công ty háo hức, nảy sinh ý định đi chung xe, tôi đã nhờ một đồng nghiệp cùng quê tìm hiểu xem cô ấy về quê vào ngày nào.
Bất ngờ, đồng nghiệp của tôi gượng cười và nói rằng anh ấy không định về quê. Điều này làm tôi tự hỏi, có hai kỳ nghỉ dài vào cuối năm, và thường không có cơ hội để về, cô ấy không nhớ bố mẹ của mình sao? Rõ ràng cô ấy cũng nhìn thấy câu hỏi của tôi và nói thẳng: Không phải đứa trẻ nào cũng muốn về nhà khi lớn lên.
Thực tế, là một người hoạt động trong lĩnh vực nuôi dạy con cái, tình huống này không phải là hiếm, và tôi cũng đã nhận được rất nhiều lá thư của người lớn. Họ đều đã đi làm hoặc đang học đại học nhưng khi "về chung một nhà" với bố mẹ thì hầu hết đều phản kháng và buồn bã, để tìm ra nguyên nhân sâu xa, câu trả lời phải nằm ở thế hệ lớn tuổi.
Những đứa trẻ KHÔNG CHỊU VỀ NHÀ khi lớn lên hầu hết đều sinh ra trong những gia đình này:
Gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã
Đây là trường hợp của đồng nghiệp của tôi. Cô ấy lớn lên trong một gia đình đầy bạo lực và mắng mỏ. Cha mẹ luôn gắt gỏng, chiến tranh trong gia đình không bao giờ dừng lại. Năm cô ấy lên tám tuổi, điều ước của cô là: "Cha mẹ ly hôn". Người ta nói trẻ con không quan tâm đến chuyện của người lớn, nhưng đã là thành viên trong gia đình thì làm sao không bị ảnh hưởng? Cái bóng tuổi thơ này đã đi cùng cô đến ngày hôm nay, dù đã trưởng thành thì cô vẫn sẽ khóc và run lên khi nghe bố mẹ cãi nhau.
Về mặt tâm lý, tình trạng của cô gái này thuộc hội chứng PTSD, tức là rối loạn căng thẳng chấn thương tâm lý, và cách chữa trị duy nhất là xa gia đình, tức là xa cha mẹ. Vì chính mình, cô chưa bao giờ chủ động về nhà, cho dù có đi nữa, cô cũng sẽ không ở lại quá hai ngày.
Gia đình có cha mẹ quá chiều chuộng
Khác với bệnh nhân PTSD, kiểu trẻ không chịu về nhà này còn có một tên gọi khác là "những con sói mắt trắng". Đó là do trẻ lớn lên được cha mẹ nâng như nâng trứng, chiều chuộng hết mức, đa phần là những đứa trẻ tự cao tự đại, khi lớn lên thì thành những con người ích kỷ. Kiểu trẻ em này không quan tâm đến những người xunh quanh, mà để ý nhiều hơn đến việc hưởng thụ cuộc sống, sẵn sàng đi du lịch và ngắm thế giới hơn là về nhà với bố mẹ.
Gia đình có cha mẹ hay chỉ trích
"Trước đó, tôi nhận được một bức thư của một cư dân mạng, nói rằng bố mẹ cô ấy rất khó tính, họ luôn không thích mọi thứ cô ấy làm. Khi chưa đầy 30 tuổi, cô bị ung thư, bác sĩ khuyên cô nên tránh xa "điểm phát hỏa", nếu không tình trạng của cô có thể xấu đi".
Trong tâm lý học, có một hiệu ứng gọi là "hiệu ứng quá giới hạn". Đó là hiện tượng một người sẽ trở nên nóng nảy hoặc nổi loạn tột độ khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh hoặc thời gian bị kích thích quá lâu. Việc giáo dục con cái cũng vậy, khi con cái mắc lỗi, cha mẹ không nên chỉ trích con liên mồm, tránh việc nhắc đi nhắc lại các lỗi sai phạm của con trước đó. Việc la mắng con liên tục trong một khoảng thời gian dài giống như "tia lửa", có khả năng kích nổ "quả bom cảm xúc" của con.
Lúc này việc phê bình, giáo dục của cha mẹ không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn sẽ khiến trẻ trở nên căng thẳng, sinh ra sự phản kháng, chán ghét... Thậm chí có thể để lại bóng đen trong tâm lý của trẻ, khiến cho nhận thức của trẻ về bản thân bị lệch lạc.
Và nếu may mắn lớn lên tử tế, chắc chắn những đứa trẻ cũng không mặn mà việc trở về nhà.