Những con vật bé nhỏ và cơ chế tự vệ kỳ quặc
Nhiều loài động vật có cơ chế tự vệ rất độc đáo. Chúng có thể ngụy trang tài tình hoặc tự sát để gây hại cho đối phương.
Mực nang ngụy trang có thể đánh lừa cả đồng loại
Mực nang là một loài thân mềm có cùng họ với mực thường và bạch tuộc. Loài mực này có xúc tu ở miệng có thể phun mực về phía kẻ thù để lẩn trốn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng ngụy trang tuyệt vời.
Bên cạnh việc đổi màu, mực nang còn có thể thay đổi hình dạng cơ thể. Loài mực nang còn dùng khả năng này để quyết rũ bạn tình. Thậm chí, chúng còn đổi hình dạng thành giống cái để cướp bạn tình của con đầu đàn. Loài mực nang lớn nhất thế giới xuất hiện ở Australia, dài 0,5m, nặng 10kg.
Loài cuốn chiếu có thể phun chất độc
Loài cuốn chiếu phát sáng còn có tên khoa học là Motyxia sequoia. Trông chúng giống như một con cuốn chiếu bình thường. Tuy nhiên, vào ban đêm, khi bị đe dọa, loài cuốn chiếu này sẽ phát sáng. Khi ánh sáng không đủ để xua đuổi mối nguy hiểm, loài cuốn chiếu này còn rỉ chất độc Xyanua và mùi hôi từ các chân nhỏ của mình.
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân loài cuốn chiếu này phát sáng trong đêm tối. Loài cuốn chiếu này bị mù, vì thế chúng không thể quyến rũ nhau bằng ánh sáng. Chúng cũng không dùng ánh sáng để thu hút con mồi. Vì thế, lý do phát sáng để xua đuổi kẻ thù là hợp lý nhất.
Dưa chuột biển giả chết mình để tự vệ
Các loài thủy sinh thường có khả năng tự tái tạo cơ thể. Dưa chuột biển là một ví dụ điển hình. Khi bị đe dọa, chúng có thể tiết ra độc tố gây hại cho con mồi. Nhưng khi chất độc không hiệu quả, dưa chuột biển sẽ tự… moi ruột mình ra khỏi cơ thể.
Dưa chuột biển sẽ tự va đập thân thể cho đến khi một số nội tạng trong cơ thể văng ra ngoài bằng đường hậu môn. Sau khi kẻ thù nghĩ rằng con mồi đã chết, dưa chuột biển sẽ tái tạo lại phần cơ thể đã mất và tiếp tục cuộc sống.
Những con kiến có thể trở thành quả bom sống
Một con kiến Camponotus saundersi khi bị đe dọa có thể sẽ khiến con mồi phải chết trong niềm vui chiến thắng. Loài kiến nổ Malaysia này có chất độc khắp cơ thể. Khi bị đe dọa, chúng sẽ phồng thân thể và tự phát nổ.
Việc nổ tự sát sẽ khiến chất độc dính vào người đối thủ. Kẻ đi săn có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí có thể bị chất độc ăn mòn. Những kiến thợ không thể tái tạo lại cơ thể thì nổ tự sát để bảo vệ đồng loại.
Nguồn: Oddee