Những chiêu câu khách "cũ mèm" của show truyền hình Việt
Để lôi kéo sự quan tâm của dư luận, khán giả có thể dễ dàng bắt gặp nhiều "chiêu" câu khách quen thuộc ở nhiều show truyền hình.
Giới tính thí sinh
Trường hợp của thí sinh chuyển giới Hương Giang Vietnam Idol 2012 đã gây ồn ào trong dư luận suốt cả một thời gian dài. Họ khai thác ở mọi khía cạnh, từ cảm xúc nhân vật, câu chuyện thật đến những hình ảnh cũ đều được khui ra bàn tán, bình luận. Vietnam Idol cũng nhanh chóng ưu ái "mồi câu" này và để Hương Giang lọt vào tận Top 4 dù năng lực hạn chế. Và ngay tại thời điểm đó, Vietnam Idol 2012 cũng được quan tâm hơn hẳn. Cho đến nay, sau hơn 1 năm vào nghề, Hương Giang đã có một chỗ đứng nhất định trong showbiz Việt.
Các thí sinh mang giới tính "đặc biệt" luôn là một trong những yếu tố hữu hiệu nhất để câu khách của các cuộc thi truyền hình
Ngoài Hương Giang, còn nhiều thí sinh khác cũng được chương trình ưu ái khai thác nhằm tạo sức nóng như: thí sinh chuyển giới Lan Phương – “bản sao Thủy Tiên” tại VNTM 2013 hay Bảo Ngọc của Master Chef...
Thí sinh chuyển giới Lan Phương gây chú ý vì gương mặt khả ái hao hao ca sĩ Thủy Tiên
Bảo Ngọc tại Master Chef
Các "hiện tượng"
Một thí sinh có trở thành “hiện tượng” hay không phải chờ đến khi phát sóng. Khán giả thích, chia sẻ nhiều cùng vô số lời khen ngợi giúp thí sinh nghiễm nhiên trở thành “cơn sốt”, “hiện tượng”. Thành công của bản thân thí sinh đó là sự “ăn may” của cả chương trình. Thí sinh làm bất cứ thứ gì cũng “hot”, dù là hát hay, hát dở, được chọn hay bị loại.
Uyên Linh từng là một "hiện tượng" đình đám nhất trên truyền hình
Một số “hiện tượng” đình đám của show truyền hình phải kể đến Uyên Linh của Vietnam Idol 2010, Bùi Anh Tuấn, Hương Tràm The Voice 2012 hay Phương Mỹ Chi của The Voice Kids mùa đầu. Thậm chí Phương Mỹ Chi đến giờ vẫn còn giữ nguyên sức hút cùng mức cat-sê cao chót vót nhờ khả năng thực sự. Và tất nhiên em cũng góp công lớn trong thành công của Giọng hát Việt nhí năm qua.
The Voice Kids thành công một phần nhờ "cơn sốt" Phương Mỹ Chi
Những tranh cãi ồn ào
Ai cũng biết những tranh cãi, scandal là chuyện ngoài ý muốn, tuy nhiên với các show truyền hình thì không hẳn như thế. Một chương trình dễ trở nên nhạt nhòa, khó ghi dấu trong lòng khán giả nếu không có những “điểm nhấn”, mà ở đây thường là các scandal.
Mẹ con Quỳnh Anh tại Got Talent 2011
Nhiều tình huống trên truyền hình như câu chuyện mẹ con bé Quỳnh Anh của Vietnam’s Got Talent 2011 phản ứng mạnh mẽ trước nhận xét của giám khảo, những tranh cãi về việc chọn – loại thí sinh của các mùa The Voice, VNTM hay gần đây nhất là sự phân bì điểm số giữa Khánh Linh - Nathan Lee của Chinh phục đỉnh cao… đều được nhận định là “chiêu bài” của nhà sản xuất nhằm tăng sức nóng chương trình.
Việc Văn Kiên lọt vào tận Top 4 VNTM 2013 gây tranh cãi về sự sắp đặt của chương trình
Cách này được sử dụng thường xuyên tới nỗi, “chắc lại cố tình tạo scandal để gây chú ý” trở thành câu cửa miệng của khán giả trước một sự việc ồn ào. Không cần biết vô tình hay hữu ý, một chương trình thu hút dư luận là tất cả những gì các nhà sản xuất cần.
Những "thảm họa", trò lố của thí sinh
Bên cạnh những tài năng thật sự, khán giả cũng chú ý đến các thí sinh “cá biệt”. Hát dở, làm trò… luôn thu hút một lượng khán giả hiếu kỳ nhất định. Vừa để thư giãn, vui vẻ, đôi khi lại là… thở dài ngao ngán. Chẳng sao cả, miễn là được quan tâm.
Vietnam Idol 2013 đã kịp “giới thiệu” một vài ca “khó đỡ” ngay ở vòng loại chương trình. Để cầu xin cơ hội vào tiếp vòng trong sau phần thi không đạt, thí sinh Nguyễn Hoàng Mỹ (biệt danh Quân Kun) đã không ngần ngại quỳ gối trước 3 vị giám khảo là Mỹ Tâm, Anh Quân và Nguyễn Quang Dũng. Hành động được cho là thiếu tự trọng khiến Hoàng Mỹ nhanh chóng bị xem là “thảm họa” của chương trình. Nhiều bài báo khai thác thí sinh này, độc giả không ngừng “ném đá”, Vietnam Idol cũng được nhắc đến nhiều hơn.
Quân Kun sẵn sàng quỳ gối để cầu xin
Không chỉ Hoàng Mỹ, thí sinh Ngô Tuấn Tú cũng được cho là “làm lố” trong việc múa may, tỏ tình với nữ giám khảo Mỹ Tâm và “khoe mẽ” về khả năng nói chuyện giỏi và vẻ… đẹp trai của mình.
Ngô Tuấn Tú
Khai thác thí sinh nhỏ tuổi nhất/lớn tuổi nhất
Ngoài khả năng thật sự, thí sinh còn được biết đến là lớn tuổi nhất hay nhỏ tuổi nhất cuộc thi như một đặc điểm… đáng giá. Các cuộc thi thường có yêu cầu về lứa tuổi thí sinh tham gia, việc có người thi nhỏ tuổi nhất hay lớn tuổi nhất là chuyện dễ hiểu và hết sức bình thường, tuy nhiên nó vẫn thường được phía chương trình “tận dụng” và nhấn mạnh.
"Sư tử" Kim Loan phát huy sức mạnh của "thí sinh lớn tuổi nhất"
Những cái tên như Kim Loan lớn tuổi nhất The Voice 2012, Thảo My nhỏ tuổi nhất The Voice 2013 hay gần nhất là thí sinh 15 tuổi Duy Quang của Vietnam Idol 2013 cũng đã có những thành công riêng của mình, và những gương mặt này cũng đem lại không ít lợi ích cho chương trình họ góp mặt.
Thí sinh nhỏ tuổi nhất Duy Quang đã mang lại khởi đầu rực rỡ cho Vietnam Idol năm nay
Trường hợp của thí sinh chuyển giới Hương Giang Vietnam Idol 2012 đã gây ồn ào trong dư luận suốt cả một thời gian dài. Họ khai thác ở mọi khía cạnh, từ cảm xúc nhân vật, câu chuyện thật đến những hình ảnh cũ đều được khui ra bàn tán, bình luận. Vietnam Idol cũng nhanh chóng ưu ái "mồi câu" này và để Hương Giang lọt vào tận Top 4 dù năng lực hạn chế. Và ngay tại thời điểm đó, Vietnam Idol 2012 cũng được quan tâm hơn hẳn. Cho đến nay, sau hơn 1 năm vào nghề, Hương Giang đã có một chỗ đứng nhất định trong showbiz Việt.
Các thí sinh mang giới tính "đặc biệt" luôn là một trong những yếu tố hữu hiệu nhất để câu khách của các cuộc thi truyền hình
Ngoài Hương Giang, còn nhiều thí sinh khác cũng được chương trình ưu ái khai thác nhằm tạo sức nóng như: thí sinh chuyển giới Lan Phương – “bản sao Thủy Tiên” tại VNTM 2013 hay Bảo Ngọc của Master Chef...
Thí sinh chuyển giới Lan Phương gây chú ý vì gương mặt khả ái hao hao ca sĩ Thủy Tiên
Bảo Ngọc tại Master Chef
Các "hiện tượng"
Một thí sinh có trở thành “hiện tượng” hay không phải chờ đến khi phát sóng. Khán giả thích, chia sẻ nhiều cùng vô số lời khen ngợi giúp thí sinh nghiễm nhiên trở thành “cơn sốt”, “hiện tượng”. Thành công của bản thân thí sinh đó là sự “ăn may” của cả chương trình. Thí sinh làm bất cứ thứ gì cũng “hot”, dù là hát hay, hát dở, được chọn hay bị loại.
Uyên Linh từng là một "hiện tượng" đình đám nhất trên truyền hình
Một số “hiện tượng” đình đám của show truyền hình phải kể đến Uyên Linh của Vietnam Idol 2010, Bùi Anh Tuấn, Hương Tràm The Voice 2012 hay Phương Mỹ Chi của The Voice Kids mùa đầu. Thậm chí Phương Mỹ Chi đến giờ vẫn còn giữ nguyên sức hút cùng mức cat-sê cao chót vót nhờ khả năng thực sự. Và tất nhiên em cũng góp công lớn trong thành công của Giọng hát Việt nhí năm qua.
The Voice Kids thành công một phần nhờ "cơn sốt" Phương Mỹ Chi
Những tranh cãi ồn ào
Ai cũng biết những tranh cãi, scandal là chuyện ngoài ý muốn, tuy nhiên với các show truyền hình thì không hẳn như thế. Một chương trình dễ trở nên nhạt nhòa, khó ghi dấu trong lòng khán giả nếu không có những “điểm nhấn”, mà ở đây thường là các scandal.
Mẹ con Quỳnh Anh tại Got Talent 2011
Nhiều tình huống trên truyền hình như câu chuyện mẹ con bé Quỳnh Anh của Vietnam’s Got Talent 2011 phản ứng mạnh mẽ trước nhận xét của giám khảo, những tranh cãi về việc chọn – loại thí sinh của các mùa The Voice, VNTM hay gần đây nhất là sự phân bì điểm số giữa Khánh Linh - Nathan Lee của Chinh phục đỉnh cao… đều được nhận định là “chiêu bài” của nhà sản xuất nhằm tăng sức nóng chương trình.
Việc Văn Kiên lọt vào tận Top 4 VNTM 2013 gây tranh cãi về sự sắp đặt của chương trình
Cách này được sử dụng thường xuyên tới nỗi, “chắc lại cố tình tạo scandal để gây chú ý” trở thành câu cửa miệng của khán giả trước một sự việc ồn ào. Không cần biết vô tình hay hữu ý, một chương trình thu hút dư luận là tất cả những gì các nhà sản xuất cần.
Những "thảm họa", trò lố của thí sinh
Bên cạnh những tài năng thật sự, khán giả cũng chú ý đến các thí sinh “cá biệt”. Hát dở, làm trò… luôn thu hút một lượng khán giả hiếu kỳ nhất định. Vừa để thư giãn, vui vẻ, đôi khi lại là… thở dài ngao ngán. Chẳng sao cả, miễn là được quan tâm.
Những clip thế này thường được chương trình tung ra "chiêu đãi" khán giả
Vietnam Idol 2013 đã kịp “giới thiệu” một vài ca “khó đỡ” ngay ở vòng loại chương trình. Để cầu xin cơ hội vào tiếp vòng trong sau phần thi không đạt, thí sinh Nguyễn Hoàng Mỹ (biệt danh Quân Kun) đã không ngần ngại quỳ gối trước 3 vị giám khảo là Mỹ Tâm, Anh Quân và Nguyễn Quang Dũng. Hành động được cho là thiếu tự trọng khiến Hoàng Mỹ nhanh chóng bị xem là “thảm họa” của chương trình. Nhiều bài báo khai thác thí sinh này, độc giả không ngừng “ném đá”, Vietnam Idol cũng được nhắc đến nhiều hơn.
Quân Kun sẵn sàng quỳ gối để cầu xin
Không chỉ Hoàng Mỹ, thí sinh Ngô Tuấn Tú cũng được cho là “làm lố” trong việc múa may, tỏ tình với nữ giám khảo Mỹ Tâm và “khoe mẽ” về khả năng nói chuyện giỏi và vẻ… đẹp trai của mình.
Ngô Tuấn Tú
Khai thác thí sinh nhỏ tuổi nhất/lớn tuổi nhất
Ngoài khả năng thật sự, thí sinh còn được biết đến là lớn tuổi nhất hay nhỏ tuổi nhất cuộc thi như một đặc điểm… đáng giá. Các cuộc thi thường có yêu cầu về lứa tuổi thí sinh tham gia, việc có người thi nhỏ tuổi nhất hay lớn tuổi nhất là chuyện dễ hiểu và hết sức bình thường, tuy nhiên nó vẫn thường được phía chương trình “tận dụng” và nhấn mạnh.
"Sư tử" Kim Loan phát huy sức mạnh của "thí sinh lớn tuổi nhất"
Những cái tên như Kim Loan lớn tuổi nhất The Voice 2012, Thảo My nhỏ tuổi nhất The Voice 2013 hay gần nhất là thí sinh 15 tuổi Duy Quang của Vietnam Idol 2013 cũng đã có những thành công riêng của mình, và những gương mặt này cũng đem lại không ít lợi ích cho chương trình họ góp mặt.
Thí sinh nhỏ tuổi nhất Duy Quang đã mang lại khởi đầu rực rỡ cho Vietnam Idol năm nay