Những câu chuyện hư cấu nhưng lại "trúng phóc" tương lai

PYL ,
Chia sẻ

Cách đây hàng trăm năm, trong các tác phẩm hư cấu của mình, một số nhà văn đã dự đoán chính xác nhiều sự kiện xảy ra trong tương lai.

1. Người thật có số phận giống nhân vật hư cấu

Những câu chuyện hư cấu nhưng lại   

Năm 1838, nhà văn Edgar Allan Poe (1909 – 1949) hoàn thành cuốn tiểu thuyết "Chuyện kể về Arthur Gordon Pym xứ Nantucket" (The Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket). Cuốn tiểu thuyết này đã tiên đoán cái chết của một người thật trùng tên với nhân vật hư cấu. 

Trong truyện, sau khi tất cả những kẻ nổi dậy bị ném xuống biển, Richard Parker là người duy nhất được giữ lại để giúp con thuyền hoạt động. Tuy nhiên, sau đó con thuyền bị lật, Richard và 3 người sống sót không đủ lương thực. Parker đã đề nghị rút thăm để hy sinh một người cứu những người còn lại. Kết quả, Richard không gặp may và đã bị những người bạn ăn thịt.

Năm 1884, con thuyền buồm Mignonette khởi hành từ Southampton, nước Anh để tới Úc. Con thuyền bị đắm giữa biển và 4 người trong đó có một cậu bé 17 tuổi tên là Richard Parker đã sống sót trên một chiếc thuyền cứu hộ. Khi lương thực cạn kiệt, họ phải uống nước tiểu của chính mình. Sau cùng, 3 người đàn ông lớn tuổi đã giết và ăn thịt Richard, giống nhân vật hư cấu trong cuốn tiểu thuyết.  

Đến năm 2001, tác giả Yann Martel đã tưởng nhớ nhân vật Richard Parkers trong tiểu thuyết "Cuộc sống của Pi" (Life of Pi). Trong đó, Martel đã đặt tên con hổ Bengal sống sót trên một con tàu đắm là Richard Parker.

2. Nhà văn dự đoán chính xác việc con người đặt chân lên mặt trăng

Những câu chuyện hư cấu nhưng lại

Năm 1865, nhà văn Pháp Jules Verne đã viết "Từ trái đất đến mặt trăng" (From the Earth to the Moon), cuốn tiểu thuyết viễn tưởng mô tả việc con người đặt chân đến mặt trăng. 104 năm sau, việc Verne tưởng tượng đã trở thành sự thật. Trong truyện, nhà văn này đã đưa ra nhiều chi tiết trùng hợp với thực tế. 

Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa tàu vũ trụ lên mặt trăng (Tàu Apollo 11 đã hạ cánh xuống mặt trăng ngày 20/7/1969). Cả con tàu vũ trụ trong truyện và thực tế đều chở 3 phi hành gia. Verne đã dự đoán đúng tình trạng không trọng lượng trên mặt trăng và cả chuyện con tàu rơi xuống Thái Bình Dương sau khi trở về trái đất. 

3. Bộ phim có ý tưởng trùng với nhiều phát minh trong đời sống hiện đại

Những câu chuyện hư cấu nhưng lại

Bộ phim truyền hình ăn khách "Twilight Zone" (Vùng Chạng Vạng) được trình chiếu từ năm 1959-1964 nhưng những chủ đề của nó vẫn ảnh hưởng tới ngày hôm nay. Bộ phim đã đề cập tới chiến tranh hạt nhân, thăm dò không gian, sự kiểm soát của chính phủ. Nó cũng tiên đoán việc xuất hiện xe không người lái, tivi màn hình phẳng, robot giống con người. Thậm chí, "Twilight Zone" còn dự đoán nỗi ám ảnh xã hội về tuổi trẻ và sắc đẹp cũng như sự gia tăng của phẫu thuật thẩm mỹ. 

Chia sẻ