Những bệnh "khó nói" của "cô bé"
Chúng ta được dạy nên tự hào về cơ thể mình. Tuy nhiên, có một số bệnh khiến các Eva cảm thấy xấu hổ…
Tất cả chúng ta đều có khí hư – một chất lỏng màu trắng không mùi. Bất kỳ biến tướng nào khác của khí hư thường là dấu hiệu của viêm âm đạo.
Có 3 loại viêm âm đạo: Viêm âm đạo do nấm Candida (khí hư đặc, dai và dính); viêm âm đạo không đặc hiệu (khí hư có mùi tanh như cá và màu hơi xám); và viêm âm đạo trùng roi (khí hư màu vàng –xanh). Các triệu chứng khác khi bị viêm âm đạo còn có thể gồm nổi mụn, bị ngứa, bị rát khi đi tiểu và cảm thấy đau khi quan hệ.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến gặp bác sỹ ngay. Việc phớt lờ chúng có thể dẫn đến các bệnh như viêm nhiễm khung xương chậu mà có thể gây vô sinh. Tránh tự điều trị trước khi đến gặp bác sỹ bởi điều đó có thể che giấu các triệu chứng thật của bệnh. Tốt hơn bạn nên gặp chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị đúng đắn, kịp thời.
Một lý do khác để gặp bác sỹ càng sớm càng tốt là: Khí hư còn có thể gây ra bởi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu và nấm chlamydia.
Bên trong cơ thể bạn, một số bộ phận bên có vai trò nâng đỡ cho các bộ phận khác. Nhưng khi sự hỗ trợ đó biến mất, các bộ phận đó sẽ gặp nguy hiểm. Đó là điều xảy ra với chứng sa dạ con – dạ con sa về phía âm đạo.
Có 3 mức độ của bệnh: Mức độ 1 là dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo. Mức độ 2 là một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét. Đông y gọi là chứng âm thoát, âm trĩ. Mức độ ba nặng nhất, thường gặp khi để tình trạng sa dạ con quá lâu ngày, đó là dạ con lồi hẳn ra ngoài âm đạo, có thể sờ thấy rõ ràng.
Nguyên nhân của bệnh có thể được giải thích đơn giản như sau: Nó xảy ra khi hệ thống nâng đỡ của bộ phận này (chẳng hạn cơ và mô nối giúp giữ các bộ phận đúng vị trí) yếu đi hoặc bị gãy. Những phụ nữ từng sinh nhiều con hoặc trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ có nguy cơ bị chứng bệnh này; việc cắt bỏ tử cung trong quá trình này đồng nghĩa với việc âm đạo sẽ ít được nâng đỡ hơn.
Ngoài ra béo phì hay thậm chí ho mãn tính cũng có thể là nguyên nhân.
Triệu chứng của những trường hợp nhẹ hơn gồm có cảm thấy nặng nề ở vùng xương chậu, đau khi giao hợp, chảy máu và khó đi tiểu hoặc đi ngoài.
Điều trị: Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, còn lại bạn có thể khắc phục bệnh bằng một số thay đổi đơn giản. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa chứng táo bón; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường để tránh gây áp lực lên các bộ phận.
Bệnh trĩ
Nhiều phụ nữ - trên thực tế là 6 triệu – bị bệnh trĩ nhưng rất ít người trong số chúng ta nói về chúng.
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài).
Nguyên nhân của bệnh gồm có tiêu chảy, táo bón... Ngoài ra, béo phì, mang thai và sinh nở cũng có thể là nguyên nhân.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm đau, ngứa và chảy máu trực tràng. Tin tốt là bệnh trĩ thường không nghiêm trọng. Tin xấu là bạn vẫn cần phải gặp bác sỹ để chữa trị vì có thể chúng còn là dấu hiệu của ung thư ruột già.
Điều trị: Ăn thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ nước. Bạn có thể tắm ngồi, ngâm mình trong bồn nước ấm sâu khoảng 7-8 cm và dùng kem và sữa tắm. Những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật
Thụy Vân
(Tổng hợp theo BC)