Có thể vỡ ối non do viêm nhiễm phụ khoa
Màng ối bảo vệ thai nhi dễ dàng “bơi” và hoạt động trong buồng tử cung. Nếu màng ối bị vỡ sẽ không còn môi trường để nuôi dưỡng, bảo vệ bé đến khi sinh nở.
Phần lớn là do viêm nhiễm phụ khoa
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (TTYT Lao động Bộ NN&PTNT) cho biết, nguyên nhân vỡ ối khi mang thai rất nhiều. Khi mang thai, cổ tử cung được “nút” lại không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối.
Màng ối có nhiệm vụ che chở không cho vi khuẩn (từ âm hộ, âm đạo... của thai phụ) xâm nhập vào buồng tử cung. Tuy nhiên, nếu những phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối khiến màng ối càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Khi màng ối vỡ thì nhiệm vụ bảo vệ cho thai nhi như nói trên sẽ không còn nữa, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Nhất là vỡ ối non, rất nguy hiểm do thai thi thường còn non tháng nên rất khó cứu sống, nuôi dưỡng bé.
Tình trạng viêm nhiễm không bất ngờ gây vỡ ối ngay mà thường qua quá trình. Do không được điều trị, vi khuẩn cứ dần làm mòn màng ối, khiến đầu tiên người phụ nữ bị rỉ ối (thường không tự nhận biết vì dễ nhầm với tình trạng són tiểu vốn hay gặp ở phụ nữ mang thai) rồi mới đến vỡ ối. Đáng nói, vỡ ối non là bệnh lý thường gặp trong sản khoa, chủ yếu do người phụ nữ chỉ quan tâm khám thai mà không khám phụ khoa trong quá trình thai nghén.
Như trường hợp của chị phuongtrantruong@yahoo.com mới đây đã viết thư đến báo Dân trí hỏi về tình trạng vỡ ối khi chị mang thai được 4 tháng. Khi thai được 20 tuần tuổi, chị thấy có hiện tượng ra khí hư màu trắng vàng đục. Dù đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm phần phụ và phải dùng thuốc đặt. Nhưng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, chị đã không dùng thuốc mà chỉ rửa vệ sinh vùng kín. Sau đó, tình trạng ra khí hư không còn nhiều nên chị càng tin tưởng bệnh đã thuyên giảm.
Nhưng đến khi thai được 4 tháng, sau một lần có quan hệ với chồng, chị cảm thấy đau, rát vùng âm đạo và ra rất nhiều dịch, ngứa vùng âm đạo. Lần này, bác sĩ cũng chỉ định chị dùng thuốc bôi vì phần phụ nhiễm nấm. Chị lại nghĩ lần trước, mình không bôi cũng khỏi nên cũng đã không dùng thuốc như chỉ định. Khí hư ra ngày ngày càng nhiều, kéo theo đó là tình trạng đi giải liên tục. Nhưng trong một lần, dù không buồn giải, nhưng nước vẫn cứ ộc ra từ phần âm đạo, chị vội vàng tới bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán chị bị vỡ ối, chị đã không thể giữ được thai nhi.
Về trường hợp này, theo BS Dung là rất đáng tiếc. Vì nếu sản phụ này chịu điều trị viêm nhiễm phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm sẽ đỡ đi và sẽ không có nguy cơ vỡ ối. Còn khi đã vỡ ối, màng bảo vệ thai nhi không còn, vi khuẩn từ âm đạo dễ dàng xâm lấn ngược gây nhiễm trùng thai, hơn nữa, khi nước ối đã ộc ra ngoài, sẽ không còn môi trường sống của thai nhi. Vì thế, hầu hết các ca vỡ ối khi tuổi thai còn non tháng thì đều không thể cứu được em bé.
Về nguyên nhân gây ra vỡ ối sớm, ngoài nguyên nhân do viêm nhiễm phần phụ, thì hở eo cổ tử cung cũng khiến nguy cơ vỡ màng ối cao. Theo BS Dung, trước thời kỳ mang thai có can thiệp quá nhiều, như hút thai, phá thai nhiều dẫn đến viêm nhiễm phần phụ…cũng có thể làm hở cổ tử cung, rất dễ gây vỡ màng ối. Ngoài ra, do bánh rau bám ở vị trí không tốt dễ gây vỡ ối sớm. Nếu phần bánh rau bám gần phía cổ tử cung quá thì dễ gây vỡ ối sớm và rau tiền đạo đều nguy hiểm cho thai…
Khám thai, khám cả phụ khoa
Theo BS Dung, có một thực tế, đó là hầu hết sản phụ khi mang thai, chỉ quan tâm siêu âm thai mà không quan tâm đến khám phụ khoa. Hơn nữa, cũng rất ít phụ nữ có thói quen đi khám phụ khoa trước khi mang thai. Vì thế, nếu có viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.
“Việc khám phụ khoa là rất quan trọng trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai để nếu có viêm nhiễm sẽ được kịp thời chữa trị, giảm thiểu nguy cơ vỡ màng ối khi mang thai. Ngay cả trước thời kỳ mang thai không bị viêm nhiễm thì mỗi lần khám thai, cũng cần phải khám phụ khoa. Nhất là khi có hiện tượng ra khí hư nhiều thì nhất định phải đi khám”, BS Dung cảnh báo.
Những người phụ nữ đã có tiền sử bị vỡ ối, cần khám, chữa triệt để viêm nhiễm phần phụ mới được mang thai trở lại và cần được theo dõi cả thai nghén, phụ khoa trong suốt quá trình mang thai. Nếu thấy bất cứ điều gì bất thường như ra khí hư, ẩm ướt vùng âm đạo nhiều… thì cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu rỉ ối.
BS Dung cho biết, phát hiện rỉ ối không phải là dễ dàng với bệnh nhân và ngay cả với thầy thuốc. Vì rất dễ nhầm với tình sạng són tiểu, ra khí hư ở thai phụ. Khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho sản phụ đóng “bỉm” và theo dõi khố liên lục để xem nước có liên tục thấm không. Hoặc siêu âm thấy khối lượng ối giảm đi cũng là một dấu hiệu cho thấy nghi ngờ. Thậm chí phải bác sĩ sẽ lấy dịch rỉ ra để xem có tóc lông của trẻ không để khẳng định tình trạng rỉ ối.
BS Dung cũng đưa ra dấu hiệu phân biệt són tiểu và rỉ ối để sản phụ kịp thời đến bệnh viện khi có bất thường. Nếu là rỉ ối, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín và tràn ra ngay cả khi sản phụ không buồn tiểu và thường không có mùi. Còn hiện tượng són tiểu thường gặp khi sản phụ ho, hắt hơn, hoặc khi cười sặc sụa. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhưng luôn có mùi rất đặc trưng.
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (TTYT Lao động Bộ NN&PTNT) cho biết, nguyên nhân vỡ ối khi mang thai rất nhiều. Khi mang thai, cổ tử cung được “nút” lại không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối.
Màng ối có nhiệm vụ che chở không cho vi khuẩn (từ âm hộ, âm đạo... của thai phụ) xâm nhập vào buồng tử cung. Tuy nhiên, nếu những phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối khiến màng ối càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén. Khi màng ối vỡ thì nhiệm vụ bảo vệ cho thai nhi như nói trên sẽ không còn nữa, dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối, nguy hiểm cả cho mẹ và thai nhi. Nhất là vỡ ối non, rất nguy hiểm do thai thi thường còn non tháng nên rất khó cứu sống, nuôi dưỡng bé.
Tình trạng viêm nhiễm không bất ngờ gây vỡ ối ngay mà thường qua quá trình. Do không được điều trị, vi khuẩn cứ dần làm mòn màng ối, khiến đầu tiên người phụ nữ bị rỉ ối (thường không tự nhận biết vì dễ nhầm với tình trạng són tiểu vốn hay gặp ở phụ nữ mang thai) rồi mới đến vỡ ối. Đáng nói, vỡ ối non là bệnh lý thường gặp trong sản khoa, chủ yếu do người phụ nữ chỉ quan tâm khám thai mà không khám phụ khoa trong quá trình thai nghén.
Như trường hợp của chị phuongtrantruong@yahoo.com mới đây đã viết thư đến báo Dân trí hỏi về tình trạng vỡ ối khi chị mang thai được 4 tháng. Khi thai được 20 tuần tuổi, chị thấy có hiện tượng ra khí hư màu trắng vàng đục. Dù đi khám bác sĩ chẩn đoán viêm phần phụ và phải dùng thuốc đặt. Nhưng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, chị đã không dùng thuốc mà chỉ rửa vệ sinh vùng kín. Sau đó, tình trạng ra khí hư không còn nhiều nên chị càng tin tưởng bệnh đã thuyên giảm.
Nhưng đến khi thai được 4 tháng, sau một lần có quan hệ với chồng, chị cảm thấy đau, rát vùng âm đạo và ra rất nhiều dịch, ngứa vùng âm đạo. Lần này, bác sĩ cũng chỉ định chị dùng thuốc bôi vì phần phụ nhiễm nấm. Chị lại nghĩ lần trước, mình không bôi cũng khỏi nên cũng đã không dùng thuốc như chỉ định. Khí hư ra ngày ngày càng nhiều, kéo theo đó là tình trạng đi giải liên tục. Nhưng trong một lần, dù không buồn giải, nhưng nước vẫn cứ ộc ra từ phần âm đạo, chị vội vàng tới bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán chị bị vỡ ối, chị đã không thể giữ được thai nhi.
Về trường hợp này, theo BS Dung là rất đáng tiếc. Vì nếu sản phụ này chịu điều trị viêm nhiễm phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm sẽ đỡ đi và sẽ không có nguy cơ vỡ ối. Còn khi đã vỡ ối, màng bảo vệ thai nhi không còn, vi khuẩn từ âm đạo dễ dàng xâm lấn ngược gây nhiễm trùng thai, hơn nữa, khi nước ối đã ộc ra ngoài, sẽ không còn môi trường sống của thai nhi. Vì thế, hầu hết các ca vỡ ối khi tuổi thai còn non tháng thì đều không thể cứu được em bé.
Về nguyên nhân gây ra vỡ ối sớm, ngoài nguyên nhân do viêm nhiễm phần phụ, thì hở eo cổ tử cung cũng khiến nguy cơ vỡ màng ối cao. Theo BS Dung, trước thời kỳ mang thai có can thiệp quá nhiều, như hút thai, phá thai nhiều dẫn đến viêm nhiễm phần phụ…cũng có thể làm hở cổ tử cung, rất dễ gây vỡ màng ối. Ngoài ra, do bánh rau bám ở vị trí không tốt dễ gây vỡ ối sớm. Nếu phần bánh rau bám gần phía cổ tử cung quá thì dễ gây vỡ ối sớm và rau tiền đạo đều nguy hiểm cho thai…
Khám thai, khám cả phụ khoa
Theo BS Dung, có một thực tế, đó là hầu hết sản phụ khi mang thai, chỉ quan tâm siêu âm thai mà không quan tâm đến khám phụ khoa. Hơn nữa, cũng rất ít phụ nữ có thói quen đi khám phụ khoa trước khi mang thai. Vì thế, nếu có viêm nhiễm sẽ rất nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé.
“Việc khám phụ khoa là rất quan trọng trước khi mang thai, trong thời kỳ mang thai để nếu có viêm nhiễm sẽ được kịp thời chữa trị, giảm thiểu nguy cơ vỡ màng ối khi mang thai. Ngay cả trước thời kỳ mang thai không bị viêm nhiễm thì mỗi lần khám thai, cũng cần phải khám phụ khoa. Nhất là khi có hiện tượng ra khí hư nhiều thì nhất định phải đi khám”, BS Dung cảnh báo.
Những người phụ nữ đã có tiền sử bị vỡ ối, cần khám, chữa triệt để viêm nhiễm phần phụ mới được mang thai trở lại và cần được theo dõi cả thai nghén, phụ khoa trong suốt quá trình mang thai. Nếu thấy bất cứ điều gì bất thường như ra khí hư, ẩm ướt vùng âm đạo nhiều… thì cần đi khám vì đó có thể là dấu hiệu rỉ ối.
BS Dung cho biết, phát hiện rỉ ối không phải là dễ dàng với bệnh nhân và ngay cả với thầy thuốc. Vì rất dễ nhầm với tình sạng són tiểu, ra khí hư ở thai phụ. Khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cho sản phụ đóng “bỉm” và theo dõi khố liên lục để xem nước có liên tục thấm không. Hoặc siêu âm thấy khối lượng ối giảm đi cũng là một dấu hiệu cho thấy nghi ngờ. Thậm chí phải bác sĩ sẽ lấy dịch rỉ ra để xem có tóc lông của trẻ không để khẳng định tình trạng rỉ ối.
BS Dung cũng đưa ra dấu hiệu phân biệt són tiểu và rỉ ối để sản phụ kịp thời đến bệnh viện khi có bất thường. Nếu là rỉ ối, nước ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín và tràn ra ngay cả khi sản phụ không buồn tiểu và thường không có mùi. Còn hiện tượng són tiểu thường gặp khi sản phụ ho, hắt hơn, hoặc khi cười sặc sụa. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhưng luôn có mùi rất đặc trưng.
Theo Hồng Hải
Dân trí
Dân trí