Những ai không nên ăn mướp đắng?

Bảo Nam,
Chia sẻ

Ăn mướp đắng vào mùa hè mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng điều cần lưu ý là không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại rau này.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là một loại rau thuộc họ mướp. Mướp đắng khá khó ăn vì thế hầu hết mọi người đều không thích sử dụng. Trên thực tế, ăn mướp đắng điều độ có một số lợi ích cho sức khỏe, như thanh nhiệt, trừ hỏa, làm đẹp da, hạ đường huyết. Đặc biệt, ăn mướp đắng vào mùa hè cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng nên sử dụng quá nhiều loại rau này.

9cbdd92f40fc4c62814f13f8910c8020.jpeg

Ăn mướp đắng vào mùa hè có 5 lợi ích đối với cơ thể

1. Thanh nhiệt, giải độc

Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi.

Ăn mướp đắng nhồi thịt vào mùa hè có tác dụng thanh nhiệt, giải tỏa phiền muộn, đầu óc minh mẫn và cải thiện thị lực. Giữa mùa hè, cái nắng như thiêu như đốt, con người dễ bị cảm nắng, nóng nảy, ăn mướp đắng điều độ sẽ vô cùng có lợi cho cơ thể.

2. Giảm cân

Mướp đắng chứa ít calo, chất béo và carbohydrate. Nó giúp bạn no lâu hơn và do đó, nó có thể dễ dàng phù hợp với kế hoạch giảm cân của bạn. Trong một báo cáo năm 2010 được công bố trên Tạp chí Y học Thay thế và Bổ sung BMC, đã tiết lộ rằng chiết xuất từ quả mướp đắng giúp loại bỏ các tế bào mỡ ở người và cũng cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào mỡ mới.

bi-nong-trong-nguoi-an-gi-de-mat-co-the-6.jpeg

3. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Y học hiện đại nghiên cứu thấy, một số thành phần trong mướp đắng, đặc biệt là chất polypeptide-p có thành phần cấu trúc gần giống insulin động vật, có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường. Mướp đắng còn được gọi là “insulin thực vật” và là một loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường.

4. Chăm sóc và làm đẹp da

Mướp đắng chứa nhiều loại vitamin, trong đó hàm lượng vitamin C cao tới 84 mg/100 g, gấp 5 lần mướp hương, 14 lần dưa chuột và 21 lần bí đỏ, đứng đầu trong số các loại rau.

Chúng ta đều biết rằng vitamin C là một chất hỗ trợ đắc lực cho việc làm đẹp và chăm sóc da, nó có thể làm sáng các vết nám, ngăn ngừa sắc tố và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của da, giúp da trắng sáng, mềm mại và mịn màng hơn.

Ngoài ra, trong mùa hè mồ hôi tiết ra nhiều hơn, da cũng tiết dầu nhiều hơn, lâu lâu cũng xuất hiện mụn trên mặt, mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giảm hỏa, giải độc, làm đẹp, trị mụn tốt hơn.

3-mon-ngon-tu-muop-dang-ai-cung-co-the-an-hinh-7.jpeg

5. Bảo vệ gan

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Vitamin và Dinh dưỡng đã kết luận rằng trong mướp đắng có chứa một hợp chất có tên Momordica Charantia cung cấp khả năng bảo vệ chống lại suy gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Nó cũng tăng cường hoạt động của bàng quang. Bạn có thể tăng cường mướp đắng trong chế độ ăn nếu muốn gan khỏe hơn.

3 loại người không nên ăn mướp đắng

Ăn mướp đắng vào mùa hè mang lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng điều cần lưu ý là không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại rau này.

Bitter-melon-seeds-1600814580.jpeg

Những kiểu người dưới đây tốt nhất không nên ăn mướp đắng, cùng xem có tên bạn không nhé!

1. Người tỳ vị hư hàn (người yếu, lạnh)

Mướp đắng là thực phẩm có tính lạnh, những người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều hoặc ăn sống mướp đắng, nếu không sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.

2. Người có lượng đường trong máu thấp

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết và điều hòa lipid máu, nếu huyết áp hoặc đường huyết thấp thì tốt nhất không nên ăn mướp đắng. Ngay cả với những người khỏe mạnh, đừng chỉ vì công dụng của mướp đắng mà ăn quá nhiều, mỗi tuần không nên ăn quá 4 lần nếu không có thể gây hại cho lá lách, dạ dày, làm tụt đường huyết quá mức

do-duong-huyet.jpeg

3. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Mướp đắng là một sản phẩm có tính lạnh và mát, nếu ăn trong thời kỳ kinh nguyệt có thể làm máu kinh chậm lại, cảm lạnh nặng thêm, gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh, gây hại cho sức khỏe tử cung.

Chia sẻ