Nhục nhằn nghề "trai gọi"
Khi “làng ăn nhậu” tại khu vực Thủ Đức bắt đầu tấp nập khách cũng là lúc những chàng trai bảnh bao, ăn mặc thời trang xuất hiện để phục vụ khách có nhu cầu.
Điều “đào nam” dễ như... mua chai bia
Một ngày giữa tháng sáu, chúng tôi có mặt ở quán nhậu H. trên đường Độc Lập, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Khoảng 18h, một vài thanh niên với gương mặt tuấn tú đã xuất hiện, dường như họ khá quen thuộc với không gian nơi đây, vô tư chào hỏi và trò chuyện với nhân viên phục vụ hoặc thỏ thẻ với nhau điều gì đó. Sau khi nói chuyện với nhau một đến hai câu thì một nhân viên đưa hai chàng trai vào một phòng VIP đã có khách chờ sẵn rồi đóng chặt của lại.
Lấy lý do cần tiền để trang trải cuộc sống, nhiều sinh viên không ngần ngại chập nhận làm công việc được cho là nhục nhã.
Ngỏ lời với một nhân viên: “Ở quán có điều “đào” nam không em”, thấy chúng tôi là khách lạ nên nhân viên khá e dè và kề sát vào tai tôi hỏi nhỏ: “Anh đã đặt “hàng” trước chưa?”. “Anh chưa đặt, nhưng nghe bạn bè giới thiệu đến đây sẽ có”.
Thấy cách trả lời nhanh và có vẻ cũng là "dân chơi thứ thiệt" nên nhân viên không còn ngại ngùng mà đáp ngay lại với chúng tôi: “Dạ có, anh cần mấy người và nhu cầu như thế nào?”. “Anh cần một người, dễ nhìn và chịu nghe lời là được”, một người trong nhóm chúng tôi đáp lời.
Liền sau đó, nhân viên yên cầu đợi để vào báo lại với quản lý. Khoảng 10 phút sau, một thanh niên bước đến bàn chúng tôi và xin phép được ngồi xuống nói chuyện.
Không ngần ngại, nam thanh niên này bắt đầu giới thiệu: “Em tên Lâm, 22 tuổi và đang là sinh viên năm cuối, không biết có thể ngồi nói chuyện với anh được không?”.
Nhìn vẻ bề ngoài Lâm (nhân vật tự giới thiệu) khá điển trai, cao khoảng 1m73, thân hình vạn vỡ.
Sau màn chào bàn, Lâm ra giá 500.000 đồng/đêm, nếu phục vụ 2 người thì là 800.000 đồng/đêm, tiền khách sạn khách tự lo và phải dùng bao cao su, tuy nhiên phải nhậu cho “tưng tưng” rồi mới đi. Không cần cò kè, chúng tôi đồng ý ngay với mức giá 800.000 đồng/đêm/2 người.
"Nghề tay trái"
Chúng tôi được Lâm dẫn đường đến một nhà nghỉ nhỏ gần quán với giá trọ qua đêm là 200.000 đồng/3 người/đêm. Dường như Lâm là khách quen nên nhân viên khách sạn chẳng hỏi han gì nhiều, chỉ yêu cầu chúng tôi để lại chứng minh nhân dân.
Vừa bước vào phòng, Lâm đã chủ động: “Hai anh muốn em phục vụ như thế nào”, Lâm hỏi.
Thấy Lâm tỏ vẻ sốt ruột và có chút phần lo lắng nên chúng tôi yêu cầu Lâm đừng vội, làm thêm vài chai bia nữa rồi hãy "bắt đầu".
Sau khi nhân viên khách sạn mang bia và thức ăn lên phòng, chúng tôi bắt đầu câu chuyện với Lâm.
Sau một vài phút nói chuyện, Lâm đã biết chúng tôi là ai, tuy nhiên Lâm không hề tỏ vẻ ngạc nhiên.
“Ngay lúc đầu em đã biết hai anh không phải là dân ăn chơi kiểu này, tuy nhiên cũng không tránh khỏi lần đầu tiên bước chân qua Thủ Đức nên em đồng ý phục vụ”, Lâm nói.
Vậy là câu chuyện về cuộc đời của Lâm được bắt đầu khi mọi người hiểu nhau hơn. Câu chuyện của cậu sinh viên nghèo ở vùng quê miền Trung vào đất Sài Gòn học tập khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Lâm cho biết, sau những giờ học trên giảng đường, Lâm phải trở thành con người khác để kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống. “Lúc đầu mới đi làm rất sợ bị bạn bè phát hiện và sợ bị bệnh lậu, tuy nhiên vì cuộc sống nên em đành chấp nhận”, Lâm nói.
Cũng theo Lâm, ở quán mà Lâm thường lui tới có rất nhiều sinh viên của các trường như: Nông Lâm, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và Nhân văn... Họ điều có hoàn cảnh giống nhau là kiếm tiền để trang trải cuộc sống.
"Kiếm tiền phụ giúp gia đình"
Năm 2012, từ Quảng Ngãi Lâm bước chân vào TP.HCM với ước mơ tìm con chữ để thay đổi cuộc đời. Nhập học được hơn 1 năm thì ba Lâm qua đời trong một chuyến đi biển, để lại 3 em nhỏ còn đi học cho người mẹ già lo lắng. Cũng từ đó Lâm phải tự bươn trải cho cuộc sống và chi phí học tập tại Sài Gòn.
“Mỗi tháng em phải gửi về phụ giúp gia đình 2 triệu, em làm đủ thứ nghề từ phục vụ nhà hàng cho đến quán cà phê nhưng vẫn không đủ, vậy là qua bạn bè giới thiệu em đã chọn công việc này”, Lâm cho hay.
Lâm kể, những ngày đầu tiên đi làm rất đau khổ. Vị khách đầu tiên của Lâm là một người đông tính có những sở thích cực kỳ bệnh hoạn, Lâm muốn nôn ra tại khách sạn, nhưng vì đồng tiền và gia đình nên Lâm đành chấp nhận với số phận và công việc nhục nhã này.
Từ ngày bắt đầu công việc, cũng là thời điểm Lâm bắt đầu phải sống trong lo sợ. “Em sợ bị bạn bè phát hiện và hơn hết là sợ bị mắc bệnh “lậu”. Tuy nhiên, nếu em bỏ nghề thì không có tiền phụ giúp gia đình”, Lâm nghẹn ngào nói.
Cũng từ khi bắt đầu công việc này, Lâm đã sa sút hẳn trong học tập, nhiều lần phải bỏ học do quá mệt mỏi, kết quả là nợ nhiều môn không thể trả.
Nếu đúng theo chương trình đào tạo, tháng 12/2104 Lâm sẽ ra trường. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì Lâm không thể vì không hoàn thành được tất cả môn học theo yêu cầu đặt ra.
“Bây giờ nếu em bỏ việc thì các em của em sẽ không có tiền đi học, chi phí sinh hoạt của em cũng bị cắt đứt. Nếu như em bỏ nghề này thì em cũng không biết phải làm gì trước hoàn cảnh gia đình như hiện tại”, Lâm buồn rầu.