Nhỡ tay giết hại bạn, người đàn ông nhận phụng dưỡng suốt đời mẹ già của nạn nhân
Gần đây, cụ bà Tôn Lương Ngọc, 91 tuổi, đã chính thức đến sống tại nhà anh Thành Chính Binh cách nhà cụ khoảng 10-20 km. Vợ chồng anh gọi cụ là mẹ và luôn tận tụy chăm sóc cho cụ, dù chính anh Thành đã gây ra cái chết cho con trai duy nhất của cụ bà.
Trên thực tế họ không hề có quan hệ huyết thống với nhau, chưa kể đến trước kia mối quan hệ của họ còn từng bị ngăn cách bởi sự thù hận. 9 năm trước, trong một bữa ăn, anh Thành đã nhỡ tay đánh ngã con trai duy nhất của bà Tôn dẫn đến tử vong. Từ đó bà Tôn đã mất đi chỗ dự tinh thần và trụ cột kinh tế duy nhất của mình.
Sau khi chịu sự trừng phạt của pháp luật, anh Thành đã tự mình chuộc tội, bồi thường cả về vật chất lẫn tinh thần gấp nhiều lần so với thỏa thuận cho bà cụ. 9 năm nay, anh thường xuyên vượt đoạn đường gần hai chục cây số để mang tiền, lương thực, thức ăn cho bà Tôn, thay bạn chăm nom, phụng dưỡng bà.
Ban đầu bà cụ vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con nên không nhận những sự chăm sóc đó. Dần dần, họ đã trở thành người một nhà. Quá trình chuộc tội của anh Thành đã được mọi người xung quanh công nhận và hết lời khen ngợi.
Anh Thành cùng mẹ của người bạn mà anh đã ra tay sát hại.
Năm ấy, Tòa án đã phán quyết anh Thành 3 năm tù giam và 5 năm tù treo. Vợ anh Thành khi đó đã cố gắng đi dò hỏi và biết được rằng người bạn mà chồng mình nhỡ tay hại chết còn một mẹ già 82 tuổi và đứa con 12 tuổi.
Bà Tôn cho biết, bà vốn không có con, năm Vương Minh Toàn 16 tuổi, bà đã nhận nuôi cậu, hai mẹ con sống với nhau được hơn chục năm. Khi ấy gặp vợ anh Thành, bao kí ức về con trai mình ùa về, bà đã rất đau khổ và oán giận nên có những thái độ không tốt với cô. Sau khi bị bà từ chối thăm hỏi, cô Thành vẫn kiên trì tiếp tục đến nhiều lần nữa, kể rõ ngọn ngành sự việc “nhỡ tay” của chồng mình, mang cả kết quả điều tra của cảnh sát đến chứng minh với bà, bà cụ mới nguôi dần nỗi hận.
Sau nhiều lần cô Thành đến nhà bà Tôn, kể cho bà nghe những khó khăn của gia đình mình, bà cụ xin Tòa án xem xét giảm nhẹ tội cho anh Thành. Từ đó, anh Thành đã thề khi mãn hạn tù nhất định sẽ chăm sóc mẹ và con của bạn mình thật tốt.
Anh Thành nhớ lại: Ngày 20/8/2007, anh được ra tù. Ngay lập tức anh đến thăm bà Tôn, hứa rằng sẽ coi bà như mẹ ruột, coi con của bạn như con ruột và sẽ dốc lòng chăm lo cho họ. Từ ngày hôm đó, vợ chồng anh Thành bắt đầu gọi bà Tôn là mẹ. Ban đầu, bà Tôn nhất định không chấp nhận, mặc dù đã tự mình xin giảm án cho anh Thành nhưng nỗi đau trong bà vẫn chưa nguôi, bà không muốn trở thành người nhà của kẻ đã giết hại con mình.
Họ tôn trọng ý kiến của bà cụ, nhưng anh Thành vẫn thường xuyên đi 20 cây số để mang tiền, đồ ăn cho bà cụ. Dần dần cũng được bà chấp nhận.
Vào trưa ngày 21/7, phóng viên đến thăm gia đình khi họ chuẩn bị ăn cơm trưa. Bên chiếc bàn nhỏ, gia đình 4 người: bà Tôn, vợ chồng anh Thành và đứa con 18 tuổi cùng nhau vui vẻ cười nói, ăn cơm. "Mẹ không ăn trứng hấp đâu các con cứ ăn đi”; “Mẹ gắng ăn đi ạ, món này rất tốt cho sức khỏe của mẹ”. Cứ thế, những đứa con cứ liên tục gắp thức ăn vào bát của bà cụ.
Anh Thành chia sẻ, thu nhập gia đình anh mỗi tháng chỉ tầm 2000 tệ (khoảng 7 triệu VND), còn chu cấp cho 2 đứa con đang đi học ở Trùng Khánh, vợ ở nhà làm nông cũng không có thu nhập gì nhiều nên nhà cửa, cuộc sống đơn giản như vậy là anh thấy mãn nguyện rồi. Xong bữa, anh Thành lại đỡ mẹ vào phòng nghỉ. Khung cảnh gia đình ấm áp như vậy thật không ai nghĩ rằng họ đã từng là kẻ thù.
“Tôi năm nay cũng 91 tuổi rồi, sang năm thằng Vương Minh Toàn nhà tôi mất cũng được 10 năm rồi. Gần chục năm nay, đều nhờ Thành Chính Binh phụng dưỡng tôi, sinh bệnh cũng là vợ chồng nó lo chữa trị, chăm sóc. Chúng nó đôi với tôi tốt như với mẹ ruột vậy”, bà cụ cho biết.
Nguồn: Sina