Nhìn bàn chân không có 2 dấu hiệu này thì thận của bạn đang rất tốt, nếu thấy đâu ở 2 vị trí thì nên đi khám thận ngay

Minh Anh,
Chia sẻ

Quan sát những thay đổi ở bàn chân là một phương pháp nhận ra những cảnh báo của bệnh thận sớm.

Trong đông y, thận một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, thực hiện chức năng sinh dục, nội tiết, tiết niệu, huyết dịch, xương cốt và cả hệ thống thần kinh. Vậy làm thế nào để nhận biết thận đang gặp vấn đề? Hãy cùng tìm hiểu 3 dấu hiệu quan trọng ở bàn chân có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe của thận.

Trong đông y, thận một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Nó chứa đựng tinh hoa của cơ thể, tiếp nhận khí của ngũ tạng, giống như "động cơ" của sự sống. Thận thực hiện chức năng sinh dục, nội tiết, tiết niệu, huyết dịch, xương cốt và cả hệ thống thần kinh.

Nhìn bàn chân không có  2 dấu hiệu này thì thận của bạn đang rất tốt, nếu thấy đâu ở 2 vị trí thì nên đi khám thận ngay- Ảnh 1.

Theo góc độ hiện đại, thận là “nhà máy lọc” khổng lồ, bài tiết chất thải, tái hấp thu dinh dưỡng. “Bộ lọc” này nếu bị tắc nghẽn, độc tố trong cơ thể tích tụ, dinh dưỡng mất cân bằng, rắc rối sẽ rất lớn.

Nếu thận âm thầm "ốm", cơ thể thường không lập tức lên tiếng, đến khi có biểu hiện khó chịu rõ ràng thì có thể đã hơi muộn.

Thế nhưng, đôi chân lại có thể cho biết tình trạng của thận. Kinh thận bắt đầu từ phía dưới ngón chân út, một số thay đổi ở bàn chân có thể phản ánh sự thịnh suy của khí thận.

Nếu bàn chân có 2 biểu hiện quan trọng dưới đây, thì chứng tỏ thận của bạn vẫn còn khá tốt.

Nhìn bàn chân không có  2 dấu hiệu này thì thận của bạn đang rất tốt, nếu thấy đâu ở 2 vị trí thì nên đi khám thận ngay- Ảnh 2.

Thứ nhất, ngón chân út " có da thịt"

Ngón chân út là “điểm khởi đầu” của kinh thận. Ngón chân út to, dày, có da thịt thường cho thấy “kho dự trữ thận khí” tương đối đầy đủ, chức năng tốt. Nếu ngón chân út trông đặc biệt mỏng, nhỏ (không phải là nhỏ bẩm sinh, mà là tương đối khô héo, thiếu “cảm giác khí sắc”), có thể cho thấy thận khí tương đối suy yếu, cần chú ý.

Thứ hai, móng chân hồng hào

Móng chân khỏe mạnh có màu hồng hào, giống như cánh hoa anh đào nở rộ. Lưỡi liềm chiếm 1/5 chiều dài móng.

Còn khi thận có vấn đề, móng chân thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Các đường dọc rõ ràng: Cơ thể có thể ở trong trạng thái mệt mỏi quá mức và sức khỏe kém.

- Màu móng nhợt nhạt: Có thể cơ thể không đủ khí và máu, cho thấy thiếu máu và các vấn đề khác.

- Móng có màu xanh, tím và sẫm: Khí và máu lưu thông ở bàn chân không tốt, có thể bị chóng mặt và nhức đầu.

- Màu móng nửa trắng, đầu đen (đặc biệt là móng chân út): Cho thấy rõ ràng tình trạng thận kém! Biểu hiện này cần đặc biệt lưu ý, cần quan tâm sớm.

Nhìn bàn chân không có  2 dấu hiệu này thì thận của bạn đang rất tốt, nếu thấy đâu ở 2 vị trí thì nên đi khám thận ngay- Ảnh 3.

Nếu thấy "đau" ở 2 nơi này ở trong cơ thể thì chứng tỏ thận đang không khỏe

1. Đau 2 bên lưng dưới

Thận nằm ở 2 bên lưng dưới của chúng ta. Nếu bị đau 2 bên lưng dưới, rất có thể thận đang bị tổn thương.

Đặc biệt khi mới thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi lật người, đi vệ sinh, màu nước tiểu sẫm màu hơn, có nhiều bọt, bọt lâu tan, cơ thể sưng phù. Đây là dấu hiệu sớm của viêm thận. Điều này cũng có thể gây đau lan rộng, thường là đau bụng.

2. Đau khi đi tiểu

Trong trường hợp bình thường, bạn sẽ không có nhiều cảm giác khi đi tiểu. Nhưng nếu đột nhiên thấy đau khi đi tiểu, khó tiểu, rất có thể hệ tiết niệu đã bị tổn thương do viêm nhiễm bởi một số vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài.

Nếu không được điều trị và điều chỉnh kịp thời có thể gây viêm thận, dẫn đến suy thận nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên bổ sung nước kịp thời, chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể và vệ sinh cá nhân để bảo vệ thận, phòng tránh bệnh thận.

Nhìn bàn chân không có  2 dấu hiệu này thì thận của bạn đang rất tốt, nếu thấy đâu ở 2 vị trí thì nên đi khám thận ngay- Ảnh 4.

Chăm sóc sức khỏe thận: Hãy làm điều này mỗi ngày

1. Ngâm chân

Thời điểm tốt nhất: 7-9 giờ tối, khi kinh thận "thịnh vượng".

Cách làm: Nhiệt độ nước khoảng 40°C, tốt nhất là dùng chậu gỗ, ngâm 15-30 phút, hơi ra mồ hôi là được.

Công dụng: Dòng nước ấm có thể dẫn khí huyết đi xuống, giúp “bổ sung năng lượng” cho kinh thận, thông kinh hoạt lạc, trừ hàn thấp.

2. Đi bộ bằng gót chân

Cách làm: Sải bước dài! Gót chân chạm đất trước, mũi chân đạp về phía trước, giống như “đá bóng” nhẹ nhàng, khi chân sau đạp đất thì nhấc gót chân lên. Giữ thẳng lưng, không gập đầu gối.

Công dụng: Mỗi bước đều kích thích gót chân, bộ phận này có huyệt vị liên quan đến kinh thận, thường xuyên kích thích có lợi cho việc bổ thận cố bản, kiên trì đi bộ sẽ giúp xương cốt chắc khỏe.

3. Nhón gót chân

Cách làm: Đứng chụm hai chân, năm ngón chân bám đất, co hậu môn, hóp bụng, nhấc gót chân (kiễng chân). Thả lỏng vai, đầu hướng lên trời, sau đó, để gót chân nhẹ nhàng hạ xuống, rung nhẹ toàn thân.

Công dụng: Nhón gót chân có thể kéo căng kinh bàng quang và kinh thận ở vùng lưng, chân, rung nhẹ mặt đất có thể xoa bóp ngũ tạng lục phủ, điều hòa khí huyết.

Chia sẻ