Nhiều người bị nhiệt trong mùa đông, làm 5 việc này để vết nhiệt miệng nhanh khỏi hơn
Mùa đông mọi người thường ăn nhiều đồ nóng để cho ấm người nhưng đôi khi hậu quả để lại là nhiệt miệng. Làm thế nào để trị nhiệt miệng hiệu quả?
Những bát canh cay nóng, tan chảy mùa đông thường mang theo mối nguy hiểm: nhiệt miệng. Những do thời tiết quá lạnh nên nhu cầu của con người không thể kháng cự lại sự ấm nóng và cay nồng. Đặc biệt, kì nghỉ lễ năm mới đang tới gần và đây cũng là khoảng thời gian mọi người dành để nghỉ ngơi, giải trí sau một năm đầy vất vả. Trong những ngày vui này, thói quen sinh hoạt của nhiều người thay đổi, trong đó có cả chuyện ăn uống, kết quả là có thể dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng càng tăng.
Uống nhiều đồ uống có cồn, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, nhiều đường... là xu hướng chung trong những ngày lễ hội. Cộng với việc xao nhãng chăm sóc răng miệng, các bệnh về răng miệng cũng có thể phát sinh, điển hình là nhiệt miệng.
Người bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như sau:
Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi; Lưỡi; Mặt trên của miệng; Đáy nướu...
Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc màu vàng; Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm); Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành...
Nhiệt miệng không những khiến bạn đau đớn, khó khăn trong ăn uống mà nếu không biết chăm sóc đúng cách sẽ rất lâu khỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống nói chung.
5 thứ có thể làm quá trình chữa nhiệt miệng nhanh chóng hơn
Nhiệt miệng thường mất nhiều thời gian mới chữa khỏi được và không có nhiều giải pháp chữa tạm thời.
Tuy nhiên, Eunjung Jo, nha sỹ tại Astor Smile Dental ở thành phố New York (Mỹ) tiết lộ có một số giải pháp để tránh gây nhiệt miệng trầm trọng và chữa khỏi nhanh hơn.
Dù bị nhiệt miệng ở thời điểm nào cũng khó chịu nhưng nha sỹ Jo cho rằng nhiệt miệng ở vùng lưỡi chữa lành nhanh hơn trên da miệng, vì lưỡi là nơi cung cấp nhiều máu trong khắp cơ thể, song vùng da lưỡi lại nhạy cảm hơn các vùng khác.
Eunjung Jo tiết lộ 5 thứ có thể làm cho quá trình nhiệt miệng nhanh khỏi hơn, đó là:
1. Có chế độ ăn mềm
Nha sỹ Jo nói trên DailyMail: "Hãy ăn những đồ ăn mềm và không có chất gây bỏng nóng da. Điều này có nghĩa những loại như khoai tây chiên, những thực phẩm ăn sẵn không nên có trong thực đơn".
Thay vào đó chúng ta có thể tăng cường sữa chua, những đồ ăn uống lành mạnh không gây hại cho khoang miệng, vùng lưỡi.
2. Tránh ăn đồ nóng, cay
Nha sỹ Jo cho rằng nếu muốn không để lại vết thương vùng miệng thì không nên ăn đồ quá lạnh và đồ quá nóng. Nói "Không" với đồ cay.
Bất cứ thứ gì lạnh, nóng hay cay sẽ gây bỏng cho vùng da nhạy cảm khu vực miệng, lưỡi vì vậy trước khi ăn/ uống bạn cần kiểm tra để biết chắc nhiệt độ của từng loại.
3. Không dùng đồ uống có nhiều axit
Cà phê, rượu và nước soda không nên cho vào thực đơn đồ uống hàng ngày. Đây là 3 loại đồ uống cực kỳ chua, có thể làm kích ứng da.
4. Giữ miệng luôn sạch
Vi khuẩn trong vết thương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng và ngăn ngừa chữa bệnh. Miệng cũng vậy.
Sau khi bỏng nhiệt, cần đánh răng thật kỹ, dùng nước súc miệng và uống nhiều nước để rửa sạch thực phẩm hay vi khuẩn trong miệng.
5. Dùng thuốc đặc trị
Nếu bị bỏng nhiệt hoặc nhiệt miệng nghiêm trọng tốt nhất nên đi khám bác sỹ để có được liệu pháp và thuốc đặc trị.
Nhiều người thường thắc mắc không biết cách điều nhiệt miệng như thế nào. Đối với các vết loét miệng nhỏ, bạn không cần phải điều trị vì thường sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên đối với trường hợp bị nhiệt miệng nặng, có các dấu hiệu nhiệt miệng như nhiều vết loét lớn, dai dẳng hoặc đau bất thường, bạn cần phải được điều trị y tế.