Nhiều bác sĩ cũng dùng thuốc không hợp lý
Hiện không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng đang sử dụng thuốc không hợp lý. Các chuyên gia y tế cảnh báo, mọi loại thuốc có thể gây bệnh khi sử dụng sai, ngay cả thuốc bổ, vitamin.
Thuốc để điều trị bệnh, nhưng dùng thuốc sai chỉ thêm bệnh, nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hiện không chỉ bệnh nhân mà nhiều bác sĩ cũng đang sử dụng thuốc không hợp lý. Các chuyên gia y tế cảnh báo, mọi loại thuốc đều có thể gây bệnh khi sử dụng sai, ngay cả thuốc bổ, vitamin.
Hơn 20 năm làm việc ở Việt Nam, ông Rafi Kot, Giám đốc hệ thống phòng khám gia đình ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh nhận xét, rất nhiều bác sĩ lẫn bệnh nhân hiện đều sử dụng thuốc bất hợp lý. Không chỉ các bác sỹ kê thuốc kiểu "bao vây", mà bệnh nhân cũng rất thích tự mua nhiều thuốc để điều trị một bệnh.
Theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia, có tới 27,4% số người được hỏi trả lời thường tự mua thuốc để chữa bệnh. Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc được bác sĩ kê cho bệnh nhân kết hợp cùng lúc đến 4 loại kháng sinh. Thậm chí, có những đơn thuốc kê “phóng tay” tới 10 – 20 loại thuốc. Trung bình, có 7,06 loại thuốc/ đơn.
Nếu theo đánh giá chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì khoảng một nửa số thuốc kháng sinh trong những đơn thuốc này là không cần thiết.
Tình trạng trên làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh (ước tính chi phí dành cho kháng sinh tới gần 100 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc của cả bệnh viện).
Khi dùng thuốc không đúng có thể bị dị ứng, hoại tử tế bào gan, tiêu chảy do rối loạn tạp khuẩn ruột... Đặc biệt, nguy hiểm là việc dùng kháng sinh bừa bãi đã dẫn đến tình trạng bị nhờn thuốc phổ biến hiện nay.
Nếu trẻ bị nhờn thuốc ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ rất khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. Hay bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm lu mờ các triệu chứng của bệnh, gây trở ngại cho việc chẩn đoán bệnh; sử dụng kháng sinh Streptomycine, Kananycin liều cao, kéo dài có thể gây điếc và suy thận…
Theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia, có tới 27,4% số người được hỏi trả lời thường tự mua thuốc để chữa bệnh. Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc được bác sĩ kê cho bệnh nhân kết hợp cùng lúc đến 4 loại kháng sinh. Thậm chí, có những đơn thuốc kê “phóng tay” tới 10 – 20 loại thuốc. Trung bình, có 7,06 loại thuốc/ đơn.
Nếu theo đánh giá chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới thì khoảng một nửa số thuốc kháng sinh trong những đơn thuốc này là không cần thiết.
Tình trạng trên làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh (ước tính chi phí dành cho kháng sinh tới gần 100 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc của cả bệnh viện).
Khi dùng thuốc không đúng có thể bị dị ứng, hoại tử tế bào gan, tiêu chảy do rối loạn tạp khuẩn ruột... Đặc biệt, nguy hiểm là việc dùng kháng sinh bừa bãi đã dẫn đến tình trạng bị nhờn thuốc phổ biến hiện nay.
Nếu trẻ bị nhờn thuốc ngay từ những năm tháng đầu đời sẽ rất khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. Hay bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm lu mờ các triệu chứng của bệnh, gây trở ngại cho việc chẩn đoán bệnh; sử dụng kháng sinh Streptomycine, Kananycin liều cao, kéo dài có thể gây điếc và suy thận…
Theo VnMedia