Nháy mắt - Tật hay là bệnh?
Về mặt định nghĩa tật nháy mắt hay tic mắt được coi là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt.
Thoạt đầu đó là những co cơ nhẹ nhàng nhưng sau đó là sự co cơ khá mạnh. Ngoài chuyện mắt nháy thì cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo. Các cơn co có thể kéo dài trong vài giây đến vài phút.
Tật nháy mắt không hiếm gặp trong chuyên khoa mắt. Nhưng nếu có kèm theo co rút khối cơ mặt hay có các bệnh lý toàn thân khác thì bệnh nhân sẽ phân tán sang chuyên khoa thần kinh, phẫu thuật tạo hình... Trong chuyên khoa mắt thì tic mắt không gây mù lòa nhưng gây khó chịu, đôi khi rất khó chịu.
Ngoài chuyện “khó coi” về mặt thẩm mỹ thì tic mắt đôi khi làm cho người bệnh không nhìn thấy gì cả, dù chỉ là thoáng qua. Thêm nữa, một số bệnh nhân sẽ có quặm nhất thời do co quắp mi. Nếu không có những hiểu biết nhất định về tic mắt thì chuyện chẩn đoán nhầm hay mổ nhầm sẽ có thể xảy ra tuy chỉ là hi hữu. Biết thêm một chút về tật nháy mắt để giải thích cho bệnh nhân, định hướng cho việc điều trị hay điều trị khỏi tật này thiết nghĩ là điều các bác sĩ nhãn khoa nên chú ý. Sẽ có rất nhiều bệnh nhân đến khám vì tật này.
Nhưng lứa tuổi phổ biến từ 30-50 tuổi nếu bệnh nhân có kèm co rút nửa mặt. Tuổi trên 50 là những bệnh nhân bị nháy mắt cả hai bên. Bệnh có tính chất gia đình nếu nằm trong bệnh cảnh của hội chứng Meige, có tới 1/3 bệnh nhân bị rối loạn trương lực cơ vùng mặt theo nghiên cứu của Jankovic có biểu hiện tic mắt.
Nếu khai thác bệnh sử kỹ càng chúng ta sẽ thấy các cơn tic mắt đầu tiên sẽ rất thầm lặng, kín đáo. Bệnh nhân chỉ hay chớp mắt hơn bình thường hoặc khó khăn để giữ mắt mở to trong một thời gian. Điều kiện để tic mắt lui giảm hay biến mất cũng rất phong phú. Có thể khi bệnh nhân nói, hát, hay nhìn xuống tic mắt sẽ biến mất.
Cơn tic mắt thường xuất hiện khi bệnh nhân gặp stress. Tic mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú hay đi lại. Thời khắc xuất hiện tic mắt cũng thay đổi trong ngày tùy bệnh nhân và được cải thiện nhiều nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi.
Hình thái lâm sàng của tic mắt rất đa dạng. Chúng ta nên ghi nhớ những hình thái chính sau đây:
- Hình thái nháy chủ yếu ở mắt, thường là cả hai bên, đây là dạng phổ biến nhất.
- Hình thái loạn trương lực cơ vùng mặt: các cơ vòng mi, cơ cung này và cơ trán đều bị ảnh hưởng.
- Tic mắt trong hội chứng Meige: thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trương lực các cơ vùng sọ mặt: co rút các cơ vòng mi, co dưới da, cơ nhai, cơ nói, cơ nuốt và các cơ vùng cổ. Bệnh có tính chất di truyền theo nhiễm sắc thể X và là kiểu di truyền trội.
- Loạn trương lực cơ khu trú ở khối cơ vòng mi trước sụn: biểu hiện chủ yếu là các loạn vận động của mi.
- Co rút cơ vùng mặt: đó là hiện tượng co các cơ vùng mặt thuộc chi phối của dây thần kinh sọ não số VII. Nói chung các cơ mi sẽ co rút trước sau đó sẽ lan sang các co cơ khác vùng mặt. Có khoảng 10% các co cơ xảy ra về ban đêm. Hơn một nửa các trường hợp là bệnh nhân có tiền sử liệt dây VII cùng bên trước đó.
- Quặm nhất thời do co cơ vòng mi trước sụn: thể lâm sàng này được Jankovic nói đến trong loạt nghiên cứu trên 100 bệnh nhân của ông.
Nguyên nhân của tic mắt rất phức tạp, nhiều khi việc tìm kiếm căn nguyên là vô vọng. Trong đó nguyên nhân tại thần kinh trung ương là phổ biến nhất.
Nhóm nguyên nhân tiên phát bao gồm các tổn hại của nhân xám trung ương: nhân củ trên, nhân đen... Một số bệnh lý trong đó nơ-ron bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. Hội chứng Meige như đã trình bày ở trên.
Nhóm nguyên nhân thứ phát: trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ, trong các bệnh lý có tổn thương dây V hay dây V bị kích thích: loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt, các dạng bệnh lý có thái hóa nơ-ron: Parkinson, hội chứng Wilson, bệnh xơ cứng mảng... Ngoài ra còn phải kể đến cơn Hysteria hay do việc dùng một số thuốc hướng thần kinh.
Điều trị cơn tic mắt bao giờ cũng bắt đầu bằng việc dùng thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các thuốc sẽ hướng vào việc lập lại cân bằng giữa hai hệ: dopamine (chất trung gian thần kinh gây co cơ) và cholinergic (chất trung gian thần kinh gây giãn cơ).
Điều trị phẫu thuật chỉ là “cực chẳng đã” với rất nhiều phương pháp phẫu thuật và thủ thuật: hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII bằng nhiệt, cồn hay cắt chọn lọc. Cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi. Tiêm độc tố gây liệt cơ (toxine botulique) là một phương pháp điều trị mới, đang được phổ biến rộng rãi. Một liệu trình điều trị có thể cải thiện tình hình trong 13-15 tuần, tuy nhiên việc xác định liều lượng tiêm và một số tác dụng phụ của thuốc sẽ làm nhiều bác sĩ ít kinh nghiệm phải chùn tay.
Cuộc sống nhiều stress sẽ làm nhiều người tic mắt hơn. Xác định nguyên nhân để giải thích và tư vấn điều trị cho bệnh nhân sẽ cải thiện được tình hình bệnh nhân bị “bỏ rơi” khi đến các phòng khám mắt. Thiết nghĩ việc phối hợp tốt giữa 3 chuyên khoa: thần kinh, mắt và tạo hình nhất định sẽ tạo ra được bước ngoặt lớn trong điều trị tic mắt.
Tật nháy mắt không hiếm gặp trong chuyên khoa mắt. Nhưng nếu có kèm theo co rút khối cơ mặt hay có các bệnh lý toàn thân khác thì bệnh nhân sẽ phân tán sang chuyên khoa thần kinh, phẫu thuật tạo hình... Trong chuyên khoa mắt thì tic mắt không gây mù lòa nhưng gây khó chịu, đôi khi rất khó chịu.
Ngoài chuyện “khó coi” về mặt thẩm mỹ thì tic mắt đôi khi làm cho người bệnh không nhìn thấy gì cả, dù chỉ là thoáng qua. Thêm nữa, một số bệnh nhân sẽ có quặm nhất thời do co quắp mi. Nếu không có những hiểu biết nhất định về tic mắt thì chuyện chẩn đoán nhầm hay mổ nhầm sẽ có thể xảy ra tuy chỉ là hi hữu. Biết thêm một chút về tật nháy mắt để giải thích cho bệnh nhân, định hướng cho việc điều trị hay điều trị khỏi tật này thiết nghĩ là điều các bác sĩ nhãn khoa nên chú ý. Sẽ có rất nhiều bệnh nhân đến khám vì tật này.
Nếu khai thác bệnh sử kỹ càng chúng ta sẽ thấy các cơn tic mắt đầu tiên sẽ rất thầm lặng, kín đáo. Bệnh nhân chỉ hay chớp mắt hơn bình thường hoặc khó khăn để giữ mắt mở to trong một thời gian. Điều kiện để tic mắt lui giảm hay biến mất cũng rất phong phú. Có thể khi bệnh nhân nói, hát, hay nhìn xuống tic mắt sẽ biến mất.
Cơn tic mắt thường xuất hiện khi bệnh nhân gặp stress. Tic mắt nặng lên khi bệnh nhân nhìn tập trung, khi lắng nghe chăm chú hay đi lại. Thời khắc xuất hiện tic mắt cũng thay đổi trong ngày tùy bệnh nhân và được cải thiện nhiều nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi.
Hình thái lâm sàng của tic mắt rất đa dạng. Chúng ta nên ghi nhớ những hình thái chính sau đây:
- Hình thái nháy chủ yếu ở mắt, thường là cả hai bên, đây là dạng phổ biến nhất.
- Hình thái loạn trương lực cơ vùng mặt: các cơ vòng mi, cơ cung này và cơ trán đều bị ảnh hưởng.
- Tic mắt trong hội chứng Meige: thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn trương lực các cơ vùng sọ mặt: co rút các cơ vòng mi, co dưới da, cơ nhai, cơ nói, cơ nuốt và các cơ vùng cổ. Bệnh có tính chất di truyền theo nhiễm sắc thể X và là kiểu di truyền trội.
- Loạn trương lực cơ khu trú ở khối cơ vòng mi trước sụn: biểu hiện chủ yếu là các loạn vận động của mi.
- Co rút cơ vùng mặt: đó là hiện tượng co các cơ vùng mặt thuộc chi phối của dây thần kinh sọ não số VII. Nói chung các cơ mi sẽ co rút trước sau đó sẽ lan sang các co cơ khác vùng mặt. Có khoảng 10% các co cơ xảy ra về ban đêm. Hơn một nửa các trường hợp là bệnh nhân có tiền sử liệt dây VII cùng bên trước đó.
- Quặm nhất thời do co cơ vòng mi trước sụn: thể lâm sàng này được Jankovic nói đến trong loạt nghiên cứu trên 100 bệnh nhân của ông.
Nguyên nhân của tic mắt rất phức tạp, nhiều khi việc tìm kiếm căn nguyên là vô vọng. Trong đó nguyên nhân tại thần kinh trung ương là phổ biến nhất.
Nhóm nguyên nhân tiên phát bao gồm các tổn hại của nhân xám trung ương: nhân củ trên, nhân đen... Một số bệnh lý trong đó nơ-ron bị giảm tính trơ đối với dopamine hay cường kích thích bởi dopamine. Hội chứng Meige như đã trình bày ở trên.
Nhóm nguyên nhân thứ phát: trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ, trong các bệnh lý có tổn thương dây V hay dây V bị kích thích: loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt, các dạng bệnh lý có thái hóa nơ-ron: Parkinson, hội chứng Wilson, bệnh xơ cứng mảng... Ngoài ra còn phải kể đến cơn Hysteria hay do việc dùng một số thuốc hướng thần kinh.
Điều trị cơn tic mắt bao giờ cũng bắt đầu bằng việc dùng thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Các thuốc sẽ hướng vào việc lập lại cân bằng giữa hai hệ: dopamine (chất trung gian thần kinh gây co cơ) và cholinergic (chất trung gian thần kinh gây giãn cơ).
Điều trị phẫu thuật chỉ là “cực chẳng đã” với rất nhiều phương pháp phẫu thuật và thủ thuật: hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII bằng nhiệt, cồn hay cắt chọn lọc. Cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi. Tiêm độc tố gây liệt cơ (toxine botulique) là một phương pháp điều trị mới, đang được phổ biến rộng rãi. Một liệu trình điều trị có thể cải thiện tình hình trong 13-15 tuần, tuy nhiên việc xác định liều lượng tiêm và một số tác dụng phụ của thuốc sẽ làm nhiều bác sĩ ít kinh nghiệm phải chùn tay.
Cuộc sống nhiều stress sẽ làm nhiều người tic mắt hơn. Xác định nguyên nhân để giải thích và tư vấn điều trị cho bệnh nhân sẽ cải thiện được tình hình bệnh nhân bị “bỏ rơi” khi đến các phòng khám mắt. Thiết nghĩ việc phối hợp tốt giữa 3 chuyên khoa: thần kinh, mắt và tạo hình nhất định sẽ tạo ra được bước ngoặt lớn trong điều trị tic mắt.