Nhật lai thành công giống lúa cho ra nước đường, dân bảo thế giới chưa đủ người béo phì hay sao?
Thay vì tạo ra gạo, các nhà khoa học Nhật đã khiến lúa phải sinh ra đường tinh khiết.
Cuối tháng 10 vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Nagoya thông báo về khám phá "mang tính cách mạng" về việc sản xuất đường.
Cụ thể, họ đã phát triển thành công giống lúa không cho gạo, mà tạo ra những hạt thóc chứa nước đường.
Lúa đường là gì?
Nếu thuận theo tự nhiên, hạt gạo sẽ phát triển từ noãn thành thóc trước khi bị xát vỏ, xay thành bột hoặc nấu chín để nuôi sống con người.
Các nhà khoa học Nhật lai tạo thành công giống lúa cho nước đường thay vì gạo
Bằng khoa học, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nagoya có thể can thiệp vào quá trình hình thành hạt gạo, thay bằng "hạt thóc" chứa nước đường saccarose 98%. Thông qua các phương pháp lai tạo phức tạp, giống lúa cuối cùng đã có thể tạo ra những khoang nhỏ chứa đầy nước đường bằng kích cỡ hạt thóc.
Điều này có nghĩa là: Đường sẽ dễ sản xuất và phổ biến trên toàn thế giới không khác gì lúa gạo.
Phát kiến của người Nhật bị chê trên đất Nhật, nhưng sự thật đường không chỉ để ăn
Tuy nhiên, dù nghe có vẻ thần kỳ nhưng người Nhật lại không tỏ ra hào hứng lắm với thực phẩm biến đổi gen. Bên cạnh đó, với tình trạng béo phì và tiểu đường đang gia tăng trên thế giới, nhiều người tự hỏi liệu thế giới này có cần thêm đường hay không?
Trong số chúng ta, kiểu gì cũng có người ghét đường, hạn chế ăn đường tối đa vì sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật thì đường không chỉ để ăn.
Lấy ví dụ đơn giản, ngoài chế biến thực phẩm, đường saccarose còn là nhiên liệu sinh học khá tốt. Và so với các nguồn lấy đường khác như mía, củ cải đường hay thốt nốt, lúa đường được khẳng định dễ canh tác hơn trên quy mô toàn thế giới.
Dù mới là thành công ở phạm vi nghiên cứu, không ít dân mạng Nhật lại bày tỏ sự tò mò về lúa đường. Có người còn thắc mắc rượu sake làm từ giống lúa này có ngon hay không.
Theo S.N