Nhật ký cay đắng 2 tuần lên thăm cháu nội của mẹ chồng quê
Bước ra khỏi cổng nhà, bà như chực rơi nước mắt vì tủi hờn và buồn bã. Hai tuần lên thăm cháu nội quả là một ký ức buồn không thể nào quên trong quên trong cuộc đời bà.
Ngày con trai dẫn con dâu tương lai về quê ra mắt, bà Vy thích lắm. Bà không ngờ đứa con trai nhút nhát của mình lại có thể yêu được một con bé xinh xắn, lễ phép lại có công ăn việc làm ổn định. Biết hai đứa yêu nhau cũng đã lâu nên bà tính cho tụi nó làm đám cưới luôn trong tháng luôn. Sau khi kết hôn, vì công việc nên cả hai đều lên làm lại trên thành phố rồi thỉnh thoảng mới về thăm bà.
Trong suy nghĩ của bà Vy thì Mai là người tốt, hiền lành và biết nghe lời. Chưa bao giờ bà nghĩ xấu về con dâu dù chưa một ngày được sống chung, được con dâu chăm sóc kể từ ngày lên chức mẹ chồng. Bà Vy cũng hiểu và thông cảm cho tính chất công việc bận rộn của bọn trẻ nên chẳng muốn đòi hỏi gì hơn. Bà chỉ mong cho hai đứa nó được sống hạnh phúc và sớm sinh cháu nội cho bà bế.
Khi có cháu trai bà sắp xếp công việc để lên lên trông cháu theo lời nhờ vả của các con. Cũng từ chuyến đi này, bà Vy nhận ra cô con dâu mà mình từng yêu thương, ngỡ là hiền lành và hiếu thảo lại trở nên đanh đá và lên mặt hách dịch mẹ chồng. Hai tuần lên thành phố thăm cháu nội, quả là một kỷ niệm buồn mà bà mẹ chồng quê này sẽ không bao giờ quên.
Ảnh minh họa
Sáng hôm đó, vừa được tin con trai báo về bà Vy đã tất tả sang nhờ hàng xóm cùng gia đình bác cả chăm nom giúp vườn tược để kịp lên thành phố. Tuy nhiên, công việc ở quê đang vào thời vụ gieo trồng bận rộn nên mãi chiều hôm sau, bà mới sắp xếp xong mọi chuyện.
Vì là lần đầu lên thành phố lại đúng dịp con dâu sinh con nên bà cũng muốn chuẩn bị ít đồ mang lên cho con dâu tẩm bổ. Sẵn trong vườn có nuôi gà nên bà đã chọn ra được bốn con gà mái cùng hơn hai chục trứng gà, gạo nếp thơm và mấy loại cây thuốc mà phụ nữ hay dùng sau khi sinh lên con con dâu.
Phải mất gần năm tiếng đồng hồ thì chiếc xe mới đến được chỗ vợ chồng con trai ở. Vừa bước tới cổng nhà, bà Vy vội vàng bỏ hết đồ đạc xuống nhà, toan chạy vào bế thăng cháu nội thì đã có tiếng nói vọng ra trong buồng của con dâu. Mai đánh đá nói lớn: “Bà lên rồi đó, bà rửa chân tay sạch sẽ rồi hẵng vào bế cháu nhé!”. Nhắc nhở của con dâu khiến cho bước chân hồ hởi của bà Vy bỗng chùn lại. Bà bảo anh con trai dẫn mình ra nhà vệ sinh, rửa nước sạch sẽ sau đó mới dám vào bế cháu.
Tuy nhiên đến lúc đưa tay bế cháu nội, bà Vy cũng không được thoải mái vì Mai cứ đòi hỏi bắt bà bế theo cách này kiểu khác. Bà Vy buông tiếng thở dài không ngờ là nàng dâu lại nghi ngờ khả năng bồng bế con nhỏ của bà. Dù sao bà cũng đã trải qua ba lần sinh nở thì chẳng lẽ không biết cách bế cháu sao cho đúng. Vậy mà con dâu bà cũng thật quá đáng khi buông lời trách móc: “Ối giời, mẹ bồng cháu thế này thì chết con à! Bữa nay người ta không bế con kiểu này đâu”.
Đã thế, thấy mẹ chồng vất vả từ dưới quê lên thăm cháu mà Mai cũng không hỏi han lấy một câu. Cô chỉ chăm nhìn vào bốn con gà mái đang vỗ cánh ngoài hè rồi nói với giọng mỉa mai: “Trên thành phố thiếu gì mà mẹ mang lên cho nặng nề. Gà ở quê cứ quen thả vườn lại không được tiêm phòng dịch, không khéo lại mang đầy vi khuẩn lên đây truyền sang cháu mất thôi”.
Bà Vy chưa kịp giải thích cho Mai hiểu thì đã nghe cô nói lớn với chồng: “Anh mang mấy con gà đem chỗ khác giết thịt hay cho ai thì cho chứ em không dám ăn đâu đấy. Để ở đây lại cứ kêu quang quác thế ai mà ngủ được”. Đến lúc này thì bà Vy thực sự thất vọng về nàng dâu ngỡ tưởng ngoan hiền của mình lại đanh đá khinh thường quà nhà quê đến thế.
Mấy ngày tiếp theo sau đó cũng là những ngày chăm cháu mệt mỏi đối với bà Vy. Mai luôn tỏ ra khó chịu và nhăn nhó thấy mẹ chồng không làm đúng điều mình muốn. Đứa cháu nội lại hay khóc dạ đề nên thường ban đêm, bà phải luôn bế cháu trên tay đi khắp phòng để cho con dâu được ngủ ngon. Thỉnh thoảng Mai lại mở mắt ra ú ớ hỏi bà Vy con mình đã ngủ chưa rồi lại nhắm mắt ngủ tiếp. Đã hơn một tuần trôi qua, trong bà Vy cứ gầy sọp cả đi vì thức ngủ rồi sáng ra lại dậy sớm để nấu nướng tẩm bổ cho con dâu. Nhưng bà cũng không được yên khi mỗi lần nấu món gì cho con dâu thì Mai luôn khó chịu bắt bà chạy lui chạy tới thêm chút muối, bỏ tí đường cho vừa miệng.
Có hôm, mấy chị em trong công ty của Mai đến chơi. Vì nghe thấy nói chuyện ồn ào nên thằng bé tỉnh giấc và khóc thét lên. Ngồi ngoài phòng khách nghe tiếng con khóc mà Mai cũng không vào cho con bú lại nói vọng vào buồng hờn trách mẹ chồng: “Có dỗ cho cháu nội nín một lúc cũng không xong”. Vì lúc đó có nhiều người, mặc dù rất ấm ức nhưng bà Vy cũng cố nhịn cho qua chuyện.
Đã thế, khi bà Vy loay hoay hơ lá trầu áp bụng và mắt cho thằng bé để sau này phòng chống bệnh tật thì Mai lại vội vàng gạt đi không cho bà làm. Cô bảo người nhà quê cứ sinh sự làm đủ chuyện vô lý chứ người thành phố họ không bao giờ làm chuyện ngớ ngẩn đó.
Biết con dâu không hiểu ra vấn đề nên bà cố gắng giải thích cho cô hiểu nhưng Mai nhất quyết không cho lọt một chữ vào tai. Cô nói với giọng nặng nề: “Mẹ lên đây chăm cháu thì làm ơn đừng làm mấy chuyện tào lao này được không? Con nhức đầu không chịu nổi đâu”.
Giờ thì bà Vy hoàn toàn ngã mũ chào thua về độ đanh đá và hách dịch của con dâu. Không ngờ những việc bà làm giúp cho con cháu lại bị con dâu lên án và khinh thường như thế. Hai tuần ở trên thành phố chăm cháu mà bà ngỡ như hàng chục thế kỷ nặng nề và mệt mỏi vô cùng. Bà không muốn ở lại đây thêm một chút nào nữa khi đã chịu quá nhiều ấm ức như thế. Ngày hôm sau, bà Vy lấy cớ việc ở nhà không ai quán xuyến nên về quê. Thương cháu nhưng khi con dâu có thái độ như vậy thì hãy tự xoay xỏa vậy.
Con trai bà dường như cũng vô tư không để ý, bà sẽ không phàn nàn để tránh cho vợ chồng khỏi mâu thuẫn, nhưng như thế là đủ rồi. Có chút giọt nước mắt lén rơi khi bà bước lên xe...