Nhân vật chính sốc nặng vì bài viết “người tỉnh lẻ làm bẩn Hà Nội”
Cô Minh Khang, nhân vật chính trong bài viết gây tranh cãi đã khẳng định: "Nội dung của bài báo chỉ đúng được 40% sự thật. Có thể từ những gì tôi trả lời lại được bịa thêm những ý khác".
Sau khi được đăng tải, bài viết có tựa đề "Cách sống của người tỉnh lẻ làm bẩn Hà Nội" đã lan truyền trên mạng với tốc độ khủng khiếp, gây ra một làn sóng phẫn nộ cho rất nhiều người. Nhưng xung quanh câu chuyện này, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều cũng như những nhận định nghi ngờ tính chân thực của nội dung bài viết.
Chúng tôi đã liên hệ với chủ nhân của những phát ngôn liên quan đến chuyện "người tỉnh lẻ làm bẩn Hà Nội” - cô Minh Khang, 50 tuổi, sống tại Phúc Tân, Hà Nội. Nghe cô tâm sự về những bức xúc của mình, có thể thấy sự thật được đăng tải trong bài viết trên vẫn là ẩn số.
Bản thân cô Khang là một phụ nữ trung tuổi, lấy chồng người Nghệ An (không phải người Hà Nội), cô không biết sử dụng internet và hoàn toàn không biết đến sự hiện diện của bài viết này cho đến khi được con trai thông báo. Ngay sau khi được nghe kể lại, cô đã rất bức xúc. Cô tâm sự: “Những ngày này, cô đi làm nhưng thấy tâm trạng rất khó chịu. Cô cảm thấy mình bị tổn thương, không biết bao giờ mới trở lại bình thường”.
Theo lời cô thì nội dung cuộc phỏng vấn hôm đó diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và xoay quanh vài câu hỏi liên quan đến chủ đề “Hà Nội xưa và nay”, hoàn toàn không có sự xuất hiện của cụm từ “người ngoại tỉnh” hay “dân tỉnh lẻ”.
Những câu hỏi mà cô Khang nhận được từ người tự xưng là sinh viên làm nghiên cứu (chứ không phải là phóng viên đi viết bài) là:
• “Theo cô, cô có thấy thời đại bây giờ, những nét của Hà Nội xưa bị mất đi do người ngoại tỉnh đổ về nhiều, xe thồ bụi bặm hay việc vứt rác, khạc nhổ bừa bãi trên đường phố không?”.
• “Với một người trung tuổi như cô thì cô có cho rằng việc giới trẻ hiện nay ăn mặc sexy là đẹp hay không. Và bản thân cô, cô thích thùy mị, chân phương hay hở hang, nổi loạn?”.
• “Khi nhìn thấy những người tàn tật, bản thân cô nghĩ gì?”.
• “Bây giờ gái mại dâm hoành hành nhưng không bị bắt bỏ tù mà chỉ phạt hành chính rồi tạm tha, vậy cô đã làm gì để bảo vệ con trai mình trước những cám dỗ đó? Trong việc giáo dục con, có khi nào cô sử dụng những từ ngữ không hay để nói con hay không?”.
Trả lời cho những câu hỏi trên, cô đáp: “Không chỉ với riêng cô mà với tất cả mọi người, đó là mỹ quan chung, ai nhìn cũng không vừa mắt”... “Với mỗi người, mỗi thế hệ, có quan điểm thẩm mỹ và cách nhìn riêng, có thể cô cho rằng như thế là đẹp, nhưng người khác lại không cho là như vậy. Với độ tuổi của cô, cô thích nhìn vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Nhưng giới trẻ lại không như thế. Nên cái này hoàn toàn là cách nhìn nhận của mỗi người. Còn với con cô, cô hoàn toàn tin tưởng về đạo đức và nhân cách của em. Và cô không bao giờ sử dụng những từ ngữ tục tĩu trong việc nuôi dạy con cái”.
“Thật sự, con người ở đâu cũng thế, có người nọ người kia, kể cả người Hà Nội, cũng có nhiều người không bằng người nhà quê. Người ngoại tỉnh cũng vậy, cũng có nhiều thành phần, cũng có nhiều người làm mất đi vẻ đẹp của Hà Nội bằng việc khạc nhổ, vứt rác lung tung hoặc đi tiểu tiện bậy. Nhưng không thể vì thế mà phân biệt vùng miền bằng cách dùng từ “người nhà quê” hay “người Hà Nội” ở đây để nói về họ. Hàng ngày, cô cũng tiếp xúc nhiều với người tàn tật nên dù chỉ giúp họ 10.000 hay 20.000 đồng để uống nước thôi thì cô cũng thấy rất thoải mái rồi”.
Khi được biết nội dung bài viết, cô đã rất lo lắng. Cô lo sợ trước những thông tin sai lệch mà bài viết đưa ra, sợ mọi người hiểu sai suy nghĩ của mình. Cô nói: “Nếu có thể, cô muốn được gặp từng người đã đọc và đã bình luận bài viết này để nói cho họ biết và để xin lỗi họ, mong họ hiểu và đừng suy nghĩ sai lệch về cô”.
Cô Minh Khang đã chia sẻ rất thẳng thắn với chúng tôi về bài viết gây sốc dư luận tuần qua
Sau khi đọc bài viết, cô cảm thấy rất khó chịu. Do tâm trạng bị ức chế nên cô thường xuyên bị đau đầu, chán ăn dẫn đến việc phải dùng thuốc giảm đau để kiềm chế. Cuộc sống của các con trai cô và gia đình cũng bị xáo trộn.
Cô tâm sự: “Từ ngày bài viết được đăng, cô luôn phải sống trong tâm trạng lo sợ như thể mình đã làm việc có lỗi. Cô vẫn đang giấu chồng cô việc này vì sợ chú cũng bị ảnh hưởng. Tối nào cô cũng lén lút cùng con lên mạng để đọc phản hồi của mọi người. Cô thật sự rất buồn và lo lắng. Cô không hề có suy nghĩ phân biệt hoặc khinh người nghèo, người tàn tật như vậy”.
Con trai cô Khang cũng bị ảnh hưởng không ít. Anh năm nay 22 tuổi, hiện đang học công nghệ thông tin của một trường Đại học ở Hà Nội. Anh có rất nhiều mối quan hệ với các bạn đến từ các tỉnh ngoài. Nội dung bài viết trực tiếp nói về anh, những lời xì xầm bàn tán về bài viết thực sự khiến anh khó chịu và nó ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ của anh với mọi người.
Thêm vào đó, việc bị chụp trộm hình và xóa mờ mặt (mà theo cô Khang là “rất phản cảm”) lại càng làm tăng thêm sự bất bình trong cô. Tất cả mong muốn của cô Khang và gia đình lúc này là mong mọi người hiểu được suy nghĩ của cô.
Chúng tôi đã liên hệ với chủ nhân của những phát ngôn liên quan đến chuyện "người tỉnh lẻ làm bẩn Hà Nội” - cô Minh Khang, 50 tuổi, sống tại Phúc Tân, Hà Nội. Nghe cô tâm sự về những bức xúc của mình, có thể thấy sự thật được đăng tải trong bài viết trên vẫn là ẩn số.
Bản thân cô Khang là một phụ nữ trung tuổi, lấy chồng người Nghệ An (không phải người Hà Nội), cô không biết sử dụng internet và hoàn toàn không biết đến sự hiện diện của bài viết này cho đến khi được con trai thông báo. Ngay sau khi được nghe kể lại, cô đã rất bức xúc. Cô tâm sự: “Những ngày này, cô đi làm nhưng thấy tâm trạng rất khó chịu. Cô cảm thấy mình bị tổn thương, không biết bao giờ mới trở lại bình thường”.
Theo lời cô thì nội dung cuộc phỏng vấn hôm đó diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và xoay quanh vài câu hỏi liên quan đến chủ đề “Hà Nội xưa và nay”, hoàn toàn không có sự xuất hiện của cụm từ “người ngoại tỉnh” hay “dân tỉnh lẻ”.
Những câu hỏi mà cô Khang nhận được từ người tự xưng là sinh viên làm nghiên cứu (chứ không phải là phóng viên đi viết bài) là:
• “Theo cô, cô có thấy thời đại bây giờ, những nét của Hà Nội xưa bị mất đi do người ngoại tỉnh đổ về nhiều, xe thồ bụi bặm hay việc vứt rác, khạc nhổ bừa bãi trên đường phố không?”.
• “Với một người trung tuổi như cô thì cô có cho rằng việc giới trẻ hiện nay ăn mặc sexy là đẹp hay không. Và bản thân cô, cô thích thùy mị, chân phương hay hở hang, nổi loạn?”.
• “Khi nhìn thấy những người tàn tật, bản thân cô nghĩ gì?”.
• “Bây giờ gái mại dâm hoành hành nhưng không bị bắt bỏ tù mà chỉ phạt hành chính rồi tạm tha, vậy cô đã làm gì để bảo vệ con trai mình trước những cám dỗ đó? Trong việc giáo dục con, có khi nào cô sử dụng những từ ngữ không hay để nói con hay không?”.
Trả lời cho những câu hỏi trên, cô đáp: “Không chỉ với riêng cô mà với tất cả mọi người, đó là mỹ quan chung, ai nhìn cũng không vừa mắt”... “Với mỗi người, mỗi thế hệ, có quan điểm thẩm mỹ và cách nhìn riêng, có thể cô cho rằng như thế là đẹp, nhưng người khác lại không cho là như vậy. Với độ tuổi của cô, cô thích nhìn vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo. Nhưng giới trẻ lại không như thế. Nên cái này hoàn toàn là cách nhìn nhận của mỗi người. Còn với con cô, cô hoàn toàn tin tưởng về đạo đức và nhân cách của em. Và cô không bao giờ sử dụng những từ ngữ tục tĩu trong việc nuôi dạy con cái”.
“Thật sự, con người ở đâu cũng thế, có người nọ người kia, kể cả người Hà Nội, cũng có nhiều người không bằng người nhà quê. Người ngoại tỉnh cũng vậy, cũng có nhiều thành phần, cũng có nhiều người làm mất đi vẻ đẹp của Hà Nội bằng việc khạc nhổ, vứt rác lung tung hoặc đi tiểu tiện bậy. Nhưng không thể vì thế mà phân biệt vùng miền bằng cách dùng từ “người nhà quê” hay “người Hà Nội” ở đây để nói về họ. Hàng ngày, cô cũng tiếp xúc nhiều với người tàn tật nên dù chỉ giúp họ 10.000 hay 20.000 đồng để uống nước thôi thì cô cũng thấy rất thoải mái rồi”.
Khi được biết nội dung bài viết, cô đã rất lo lắng. Cô lo sợ trước những thông tin sai lệch mà bài viết đưa ra, sợ mọi người hiểu sai suy nghĩ của mình. Cô nói: “Nếu có thể, cô muốn được gặp từng người đã đọc và đã bình luận bài viết này để nói cho họ biết và để xin lỗi họ, mong họ hiểu và đừng suy nghĩ sai lệch về cô”.
Cô Minh Khang đã chia sẻ rất thẳng thắn với chúng tôi về bài viết gây sốc dư luận tuần qua
Sau khi đọc bài viết, cô cảm thấy rất khó chịu. Do tâm trạng bị ức chế nên cô thường xuyên bị đau đầu, chán ăn dẫn đến việc phải dùng thuốc giảm đau để kiềm chế. Cuộc sống của các con trai cô và gia đình cũng bị xáo trộn.
Cô tâm sự: “Từ ngày bài viết được đăng, cô luôn phải sống trong tâm trạng lo sợ như thể mình đã làm việc có lỗi. Cô vẫn đang giấu chồng cô việc này vì sợ chú cũng bị ảnh hưởng. Tối nào cô cũng lén lút cùng con lên mạng để đọc phản hồi của mọi người. Cô thật sự rất buồn và lo lắng. Cô không hề có suy nghĩ phân biệt hoặc khinh người nghèo, người tàn tật như vậy”.
Con trai cô Khang cũng bị ảnh hưởng không ít. Anh năm nay 22 tuổi, hiện đang học công nghệ thông tin của một trường Đại học ở Hà Nội. Anh có rất nhiều mối quan hệ với các bạn đến từ các tỉnh ngoài. Nội dung bài viết trực tiếp nói về anh, những lời xì xầm bàn tán về bài viết thực sự khiến anh khó chịu và nó ảnh hưởng rất nhiều tới các mối quan hệ của anh với mọi người.
Thêm vào đó, việc bị chụp trộm hình và xóa mờ mặt (mà theo cô Khang là “rất phản cảm”) lại càng làm tăng thêm sự bất bình trong cô. Tất cả mong muốn của cô Khang và gia đình lúc này là mong mọi người hiểu được suy nghĩ của cô.