Nhắn tin trong trạng thái này - thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại, có hại đến không ngờ

HN,
Chia sẻ

Sử dụng điện thoại nhắn tin cho người khác ngay cả khi bạn đã lơ mơ ngủ hoặc ngủ rồi (nhắn tin khi ngủ) là hoàn toàn có thật. Và điều này vô cùng có hại.

Trong khi phần lớn chúng ta không thể đi ngủ mà thiếu chiếc điện thoại di động kề bên. Người "bạn đồng hành" thời hiện đại này có vẻ đang gây ra quá nhiều rắc rối cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Những rắc rối ấy, trên thực tế, đang ngày càng nhiều thêm.

Nhắn tin trong trạng thái này - thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại, có hại đến không ngờ - Ảnh 1.

Trong khi phần lớn chúng ta không thể đi ngủ mà thiếu chiếc điện thoại di động kề bên.

Không chỉ phóng xạ từ điện thoại độc hại cho cơ thể bạn mà ánh sáng phát ra từ màn hình còn tác động tới bạn theo nhiều cách, không giới hạn ở việc nó làm cho bạn thức khuya hơn thường lệ. Thậm chí, cả một thế hệ chúng ta giờ đây đang "chủ động" thực hành lối sống này với nhau: "nhắn tin điện thoại khi ngủ" (sleep texting). Nó tương tự "nói chuyện khi ngủ" (sleep talking) nhưng nguy hiểm hơn thế nhiều. Bởi nhắn tin điện thoại khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, như mất ngủ chẳng hạn.

Nhắn tin khi ngủ - sleep texting là gì?

Vấn đề sử dụng điện thoại nhắn tin cho người khác ngay cả khi bạn đã lơ mơ ngủ hoặc ngủ rồi là hoàn toàn có thật. Về cơ bản, những người có thói quen giữ điện thoại bên người thực sự có thể gửi tin nhắn mà không hề mở mắt, trong trạng thái tiềm thức. Đọc hay phản hồi tin nhắn điện thoại, trong lúc ngủ, được gọi là nhắn tin khi ngủ. Đây là một rối loạn giấc ngủ có thật, cũng nghiêm trọng như mộng du.

Nhắn tin trong trạng thái này - thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại, có hại đến không ngờ - Ảnh 2.

Sử dụng điện thoại nhắn tin cho người khác ngay cả khi bạn đã lơ mơ ngủ hoặc ngủ rồi là hoàn toàn có thật.

Hiện tượng trên sở dĩ có thể xảy ra bởi bộ não đã trở nên quen thuộc với việc chúng ta sử dụng điện thoại liên tục tới mức nó có thể nhận biết nhu cầu đáp lại một thông báo ngay cả khi chúng ta đã ngủ. Nhắn tin khi ngủ, cùng với mộng du và quan hệ tình dục khi ngủ là một phần của bệnh mất ngủ giả - parasomnia - vốn xảy ra khi một phần bộ não vẫn hoạt động ngay cả trong trạng thái vô thức.

Nghe có vẻ không có gì quá tệ nhưng điều đáng chú ý nhất của tình trạng này là bạn hoàn toàn không nhớ gì về toàn bộ những gì xảy ra khi thức giấc. Do đó, bộ não đã thực hiện hành động theo tiềm thức trong lúc bạn ngủ do thói quen "luôn kè kè điện thoại bên mình" và rắc rối nằm ở chính chỗ này.

Cách thức diễn ra hiện tượng nhắn tin khi ngủ

Khi chúng ta ngủ, bộ não cũng được nghỉ ngơi. Nhưng phần não bộ chịu trách nhiệm tạo ký ức lại có sự khác biệt với phần não bộ chịu trách nhiệm về các kỹ năng vận động. Trong khi phần ký ức ngủ yên, những phần não khác vẫn thức một cách vô thức. Khi âm thanh báo hiệu thông báo trên điện thoại vang lên, nó kích hoạt giác quan của bạn, bộ não lập tức xử lý và truyền tín hiệu cho cơ thể tỉnh giấc, và trong trường hợp này, để phản hồi tin nhắn vừa nhận.

Đây cũng là lý do tại sao rất nhiều người có thể thực hiện các chuyển động như đi lại, nói chuyện hay thậm chí lái xe dù đang ngủ và không hay biết những chuyện xảy ra khi thức dậy sáng hôm sau.

Nhắn tin trong trạng thái này - thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại, có hại đến không ngờ - Ảnh 3.

Khi chúng ta ngủ, bộ não cũng được nghỉ ngơi. Nhưng phần não bộ chịu trách nhiệm tạo ký ức lại có sự khác biệt với phần não bộ chịu trách nhiệm về các kỹ năng vận động.

Lý do thực sự

Thủ phạm lớn nhất trong việc bạn không thể có một giấc ngủ sâu chính là chiếc điện thoại di động. Với nhiều người, nhắn tin trên giường khi đèn đã tắt hay đơn giản là ngủ thiếp đi đã trở thành thói quen mới. Một âm thanh tin nhắn đơn giản cũng có thể thu hút sự chú ý của chúng ta khi thức cũng như khi ngủ.

Kết quả là việc đáp lại tin nhắn vừa nhận trở thành phản xạ tự động. Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể bị gắn chặt với chiếc điện thoại của mình. Tương tự tình trạng FOMO hay cảm giác sợ hãi mình sẽ bị bỏ lỡ thứ gì đó đã tác động tới bạn trong giấc ngủ. Một nghiên cứu từng phát hiện ra tình trạng này ở những người mang việc về nhà làm hay lúc nào cũng bận rộn - họ hình thành thói quen gửi e-mail khi ngủ.

Ngay cả khi nhắn tin trong lúc ngủ không phải là vấn đề thì để điện thoại trên giường lại có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số giờ ngủ nghỉ của bạn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia giấc ngủ luôn khuyên bạn hạn chế mọi thiết bị điện tử trong phòng ngủ và đặc biệt nên để điện thoại cách xa giường. Tình trạng ngủ không ngon, không sâu khiến giai đoạn ngủ REM bị rối loạn, dẫn tới hậu quả béo phì, tâm trạng thay đổi thất thường…

Nhắn tin trong trạng thái này - thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại, có hại đến không ngờ - Ảnh 4.

Ngay cả khi nhắn tin trong lúc ngủ không phải là vấn đề thì để điện thoại trên giường lại có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số giờ ngủ nghỉ của bạn.

Bí quyết để có một giấc ngủ sâu, không bị làm phiền

- Luôn để điện thoại xa khỏi giường ngủ. Nếu có thể, đặt nó ở ngoài phòng ngủ.

- Thử thay đổi cài đặt trên điện thoại để các thông báo trên điện thoại không xen vào giấc ngủ của bạn. Tạo thành thói quen để điện thoại ở chế độ im lặng khi đi ngủ.

- Không lắp đặt thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Bất cứ thiết bị giải trí nào cũng có thể làm hỏng thời gian nghỉ ngơi quý giá của bạn.

- Thường xuyên "nghỉ giải lao" khỏi các hoạt động trên mạng xã hội. Hay đơn giản là có những khoảng ngừng dùng điện thoại. Điều này sẽ đảm bảo bạn không bị nghiện điện thoại tới mức gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mình.

Chia sẻ