Nhận đền bù gần 7 tỷ đồng, cụ bà viết di chúc trao cho con gái, 2 người con trai không có tên chẳng dám trách nửa lời
Sau khi nghe lý do chỉ người em gái có tên trong di chúc, 2 người con trai của cụ bà này cứng họng và cảm thấy có lỗi.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của bà Thương (Trung Quốc) đang được nhiều người quan tâm trên Toutiao.
Sau 10 năm kết hôn, vợ chồng tôi sinh được 3 người con. May mắn, 2 người con trai của tôi có cuộc sống vô cùng khá giả. Còn cô con gái có điều kiện khó khăn hơn chút.
Sau khi lấy nhau được khoảng 5 năm, con rể phải ngồi xe lăn vĩnh viễn sau 1 tai nạn ô tô. Mọi chuyện trong nhà đều 1 tay con gái tôi lo toan. Thấy thực tế đó, chúng tôi vô cùng đau lòng nhưng cũng không thể giúp đỡ được gì nhiều.
Để không tạo quá nhiều gánh nặng và áp lực cho các con, tôi và chồng đã thống nhất vẫn đi làm thêm sau khi nghỉ hưu. Tôi thường nhận giúp việc cho 1 số gia đình giàu có trong làng. Còn chồng tôi đi theo các chủ thầu để xây dựng các công trình.
Nhìn chung, những công việc này có mức lương không cao. Song chúng tôi xem đây là cách vơi đi nỗi buồn thay vì chỉ mãi quanh quẩn ở nhà.
Ngày hôm đó, tôi bất ngờ nhận được cuộc điện thoại thông báo ông xã bị ngã từ trên giàn giáo, phải cấp cứu. Tôi đã bỏ hết công việc để vào viện ngay lập tức.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết chồng tôi cần phẫu thuật càng sớm càng tốt, nếu không khó có thể cứu sống. Tuy nhiên, ca mổ này có phi phí rất cao, lên đến 60.000 NDT (khoảng 204 triệu đồng). Khi nghe đến số tiền phải trả, tôi có phần bối rối. Tuy nhiên, để cứu sống chồng, tôi chấp nhận bằng mọi giá.
Đã về hưu, vợ chồng tôi chỉ dư 1 khoản tiết kiệm nhỏ. Nhưng số tiền đó cũng không đủ chi trả cho ca phẫu thuật này.
Không suy nghĩ nhiều, ngay lập tức, tôi nhấc máy gọi điện cho con trai lớn nhằm thông báo tình hình. Thêm nữa, tôi muốn con gánh vác một phần viện phí. Tuy nhiên, sau khi biết tin, con trai không những không tìm cách giúp cha mẹ. Nó còn buông lời trách tôi tại sao lại để ông xã đi làm dù đã được nghỉ hưu. Sau đó, con trai cả nói rằng không có tiền, cũng không thể vay mượn được ai.
Tôi tiếp tục nhấc máy lên liên hệ với con trai thứ hai. Lòng tôi tràn đầy thất vọng bởi cũng chỉ nhận được toàn những lời từ chối.
Không còn cách nào khác, tôi liên lạc với con gái út của mình. Tuy nhiên, tôi không hy vọng nhiều con sẽ có tiền để giúp mình. Bởi tôi biết hoàn cảnh của nó đang như thế nào.
Song trái ngược với những gì dự đoán, con gái tôi đã khóc khi nhận được thông tin. Nó còn an ủi tôi yên tâm vì sẽ có cách để có đủ số tiền còn thiếu.
Cúp điện thoại xuống, chỉ khoảng 10 phút sau, tôi đã nhận được thông báo tài khoản ngân hàng có biến động số dư. Có đủ tiền trong tay, tôi đã vội đi nộp viện phí. Ngày hôm đó, may mắn, ca phẫu thuật của ông xã diễn ra thành công. Chồng tôi được cứu sống.
Sau khoảng vài tháng dưỡng bệnh, sức khỏe của ông ấy dần được hồi phục. Chúng tôi lại tiếp tục đi làm nhằm trả lại khoản tiền con gái đã hỗ trợ trong lúc khó khăn.
Vào năm 2020, chính quyền địa phương thông báo căn nhà của chúng tôi sẽ bị thu hồi và được đền bù để phục vụ mục đích mở rộng đường lớn. Sau 3 năm có thông tin, đến giữa năm 2023 vừa qua, việc thu hồi chính thức được diễn ra.
Ngôi nhà cũ của chúng tôi chiếm diện tích khá lớn nên nhận được khoản tiền bồi thường lên đến 2 triệu NDT (gần 7 tỷ đồng). Sau khi bàn bạc với chồng, chúng tôi quyết định dùng 1 nửa số tiền để tìm mua căn nhà mới. Với 1 triệu NDT còn lại, chúng tôi gửi tiết kiệm 500.000 NDT. 500.000 NDT còn lại sẽ trao cho cô con gái thông qua bản di chúc.
Vợ chồng tôi cũng công khai nội dung bản di chúc này trước mặt 3 người con. Khi 2 người con trai tỏ ra khó hiểu. Tôi giải thích đây là tiền trả cho khoản viện phí mà con út đã giúp đỡ chúng tôi khi ông xã phải nhập viện. Nghe xong lý do đó, 2 người con trai im bặt, không ý kiến gì.