Nhà virus học Nga chỉ ra cơ chế lây nhiễm “đặc biệt” của Coronavirus
COVID-19 rất nguy hiểm vì nó rất dễ lây truyền từ người sang người và đang hành hoành trên thế giới. Mới đây TS Timur Bessarab, nhà virus học người Nga đã chỉ ra cách xâm nhập đặc biệt của Coronavirus, khiến cho hệ thống miễn dịch của con người khó nhận biết virus hơn.
Hiện số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng trên thế giới và trở nên nguy hiểm hơn đối với người cao tuổi, do đối thượng này khả năng miễn dịch suy giảm nên dễ bị bệnh nặng và gặp các biến chứng…
TS Timur Bessarab, nhà virus học, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, thành viên Ban chỉ đạo về kiểm soát và theo dõi tình hình dịch bệnh coronavirus của Nga cho biết, coronavirus có cách xâm nhập tế bào “đặc biệt”. Nó không xâm nhập màng tế bào ở những nơi tùy ý, giống như nhiều loại virus khác mà hệ thống "gai vương miện" của virus tấn công các tế bào bằng cách thay thế các phân tử có ý nghĩa sống còn đối với tế bào bằng chất protein của "gai vương miện" này. Với cơ chế lây nhiễm như vậy khiến cho hệ thống miễn dịch của con người khó nhận biết virus hơn. Từ đó bắt đầu công việc phá hoại của virus trong cơ thể. Điểm dễ bị tổn thương nhất là hệ thống cơ quan hô hấp. Đó là lý do tại sao nhiễm trùng thường dẫn đến viêm phổi.
TS Timur Bessarab khuyên, khi nghi ngờ nhiễm trùng coronavirus, trước tiên bạn cần tự cách ly mình và sau đó gọi điện cho bác sĩ hoặc bệnh viện để được hướng dẫn.
Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm trùng này là tuân thủ khoảng cách với nguồn lây nhiễm và việc tuân thủ vệ sinh cá nhân. Bạn cần làm sạch tay với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây: Rửa mu bàn tay, giữa các ngón tay, dưới móng tay… Sau đó lau khô tay bằng khăn dùng một lần là rất quan trọng, vì virus cũng có thể tồn tại trên bàn tay ướt. TS Timur Bessarab nhấn mạnh.
Ông kêu gọi thường xuyên xử lý các bề mặt có thể tiếp cận bằng chất khử trùng và thông gió phòng thường xuyên nhất có thể.
Và quan trọng nhất là đừng hoảng sợ! Sợ hãi là trợ lý đầu tiên của kẻ thù, và bạn có thể nhận đủ mọi rắc rối từ sợ hoảng sợ này.
(Theo MDF 3/2020)