“Nguyệt san” thế nào thì nhất thiết phải đi khám bác sĩ?

T. H - Theo Women,
Chia sẻ

Có 7 vấn đề xảy ra trong giai đoạn này mà chị em không thể bỏ qua, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể bạn.

Những rắc rối trong giai đoạn “đèn đỏ” không còn là lạ với nhiều chị em phụ nữ. Có những người ngay lập tức hiểu rằng họ đang gặp vấn đề gì khi có các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, đau chân hoặc một loạt các triệu chứng khác. Những triệu chứng này thường là tùy theo cơ địa mỗi người và sẽ tự hết sau một vài ngày hoặc sau khi kết thúc kì nguyệt san.

Tuy nhiên, có 7 vấn đề xảy ra trong giai đoạn này mà chị em không thể bỏ qua, bởi rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật của cơ thể bạn.

7. Máu kinh ra nhiều

Nhiều phụ nữ thường thấy máu kinh ra nhiều trong ngày đầu tiên, 2-3 ngày sau đó thì có giảm bớt đi một chút. Nhưng lại có chị em thấy máu ra nhiều  và liên tục trong suốt những ngày “đèn đỏ”. Chu kì kinh nguyệt kéo dài và ngày nào cũng nhiều như nhau, dấu hiệu giảm đi không đáng là bao. Trong trường hợp này, chị em nên thay băng vệ sinh đều dặn và liên tục hàng giờ. Đồng thời, chị em nên ở khám bác sỹ phụ khoa để đảm bảo chu kì nguyệt san của mình không có vấn đề gì.


6. Đau quanh vùng bụng

Thông thường thì trước hoặc ngay khi đến chu kì bạn sẽ cảm thấy khó chịu quanh vùng bụng, vì khu vực này rất mềm và nhạy cảm. Những cảm giác này sẽ tự biến mất sau ngày đầu tiên hoặc vài ngày sau đó. Còn nếu bạn bị đau bụng trong suốt những ngày từ trước và trong tất cả những ngày có “đèn đỏ” thì tốt nhất bạn nên đi khám bệnh tổng thể để yên tâm hơn.

5. Đau đầu

Có nhiều chị em nói rằng, họ cảm thấy choáng váng và chóng mặt một chút trong những ngày có kinh nguyệt. Chuyện này cũng hoàn toàn bình thường và tự nhiên bởi cơ thể bạn đang bị mất máu. Tuy nhiên, trong trường hợp cảm thấy choáng váng và đau đầu nặng nề thì bạn nên đi khám bác sĩ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cơ thể bạn bị thiếu máu hoặc thiếu chất gì đó.


4. Chuột rút và đau nặng

Đa số phụ nữ có thể gặp phải hiện tượng chuột rút hoặc đau mỏi cơ thể một chút trong những ngày này. Hiện tượng này cũng là tự nhiên và cũng sẽ giảm dần, sau đó tự mất sau vài ngày. Còn nếu sau mấy ngày mà số lần chuột rút hoặc mức độ đau tăng lên thì hoàn toàn không bình thường. Lúc này, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được xác định bệnh và điều trị thích hợp.

3. Liên tục chảy máu lâu hơn một tuần

Tùy theo cơ địa mỗi người mà có người chỉ thấy “đèn đỏ” trong khoảng 3-4 ngày, nhưng có người lên tới 5-6 ngày hoặc dài hơn một tuần. Nếu bạn nhận thấy rằng thời gian gian nguyệt san của mình bất thường kéo dài trên một tuần thì bạn nên chú ý để có thể đến khám bác sĩ kịp thời. Đặc biệt, trong trường hợp nguyệt san kéo dài khác thường, kèm theo đó là máu kinh ra nhiều liên tục, không có dấu hiệu chậm lại. Đây có thể là vấn đề liên quan đến phụ khoa.


2. Máu kinh bị vón cục

Trong một số trường hợp, máu kinh bị vón cục là hoàn toàn bình thường, và đa số chị em đều đã từng gặp trường hợp máu kinh của mình bị vón cục một chút. Thế nhưng, nếu thấy máu bị vón thành những cục lớn, và bị như vậy trong suốt kì nguyệt san thì chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

1. Trễ kinh tới hơn 1 tháng

Có thể bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi bị trễ kinh tới hơn một tháng mà lại không phải là có thai. Tuy nhiên, chị em nên biết rằng, việc mất kinh tới hơn một tháng có thể là cảnh báo của một sự “lộn xộn” trong cơ thể bạn. Nhất là trước đây, các kì kinh của bạn rất đều mà nay lại như vậy thì rất có thể có sự bất thường của một bộ phận cơ thể nào đó. Và việc đến khám bác sĩ sẽ không phải là thừa trong trường hợp này.


Trên đây là 7 vấn đề liên quan đến nguyệt san mà bạn không nên bỏ qua. Phụ nữ có những “kiểu” nguyệt san khác nhau, có người có cả 7 vấn đề trên nhưng toàn toàn bình thường. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể coi thường sức khỏe sinh sản của mình được. Lời khuyên cho chị em quan tâm đến kì nguyệt san của mình là hãy đến khám bác sĩ khi thấy có bất kì dấu hiệu bất thường nào.
Chia sẻ