Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đột quỵ mắc chứng rối loạn nuốt

Quang Vũ,
Chia sẻ

Rối loạn nuốt là di chứng thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ não. Nếu không có chế độ ăn khoa học cùng cách chăm sóc đúng đắn, bệnh nhân rất dễ mắc chứng suy dinh dưỡng dẫn đến làm chậm quá trình phục hồi.

30% - 67% bệnh nhân đột quỵ não mắc rối loạn nuốt

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nuốt là tổn thương vùng thân não làm cho cơ hầu họng bị liệt. Di chứng này sẽ gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc nuốt thức ăn, thậm chí là nuốt nước bọt. Thông thường, rối loạn nuốt được chia thành 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1 - Rối loạn giai đoạn miệng: Tồn đọng thức ăn trong miệng, chảy nước dãi, rơi vãi thức ăn.

• Giai đoạn 2 - Rối loạn giai đoạn hầu họng: Trào ngược miệng – mũi, khó khăn trong khởi đầu nuốt, trì hoãn nuốt, ho hoặc sặc khi nuốt, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau khi nuốt, ho chủ động không hiệu quả.

• Giai đoạn 3 - Rối loạn giai đoạn thực quản: Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ, ngực, viêm phổi gần đây, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người  đột quỵ mắc chứng rối loạn nuốt - Ảnh 1.

Bệnh nhân đột quỵ não sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, thậm chí nuốt nước bọt nếu mắc di chứng rối loạn nuốt

Phòng ngừa suy dinh dưỡng cho bệnh nhân

Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não mắc phải chứng suy dinh dưỡng rất cao, ở mức trên 85%. Đặc biệt bệnh nhân đột quỵ não mắc di chứng rối loạn nuốt có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 2,4 lần so với những người nuốt bình thường. Chính vì thế, người chăm sóc cần phải thiết kế một chế độ ăn khoa học, đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết nhưng phải dễ ăn, dễ tiêu hoá cho bệnh nhân.

Dưới đây là 4 nguyên tắc để xây dụng chế độ ăn phù hợp:

1. Thức ăn ở dạng mềm, lỏng: súp, cháo, sữa,… để dễ tiêu hóa & hấp thu.

2. Cần phân bố đều 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no để giảm tải sự làm việc lên hệ tiêu hoá.

3. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích: thức ăn cay nóng, rượu bia, cà phê.

4. Giảm muối trong khẩu phần ăn: hạn chế muối ở mức độ 4 - 5g/ngày  (tương đương 1 muỗng cà phê muối) để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối: dưa cà, hành muối, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích cũng nên tránh sử dụng.

Bên cạnh đó, lượng dưỡng chất cần thiết cho một ngày cũng là yếu tố cần lưu ý khi thiết kế chế độ ăn cho bệnh nhân đột quỵ não mắc chứng rối loạn nuốt.

• Năng lượng: 25 - 30 Kcalo/kg cân nặng/ngày để tránh tăng cân. Việc này giúp giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tuần hoàn và tiêu hóa.

• Chất đạm: 1 – 1.5g/kg cân nặng/ngày. Cần lựa chọn nguồn cung cấp đạm chất lượng cao, ít chất béo bão hòa, ít cholesteron như: các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu tương, đậu phụ, cá biển, thịt nạc, sữa gầy. Nếu bệnh nhân có suy thận kèm theo thì nên giảm lượng đạm đưa vào, chỉ còn 1/2 lượng đạm trên.

• Vitamin và khoáng chất: Vitamin C & E, canxi, selen,… giúp chuyển hóa các chất đa lượng, kích thích các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, bảo vệ cơ thể.

• Chất xơ tạo phân giảm táo bón nếu giảm nhu động ruột và prebiotic duy trì cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột do dùng thuốc kéo dài.

• Các chất đặc biệt cho não: Omega 3, PUFA, UMP, choline, Phosphatidylserine, folic acid

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người  đột quỵ mắc chứng rối loạn nuốt - Ảnh 2.

Khẩu phần ăn cần được xây dựng một cách khoa học để giúp bệnh nhân giảm nguy cơ suy dinh dưỡng

Những dưỡng chất quan trọng cho não

Ngoài những lưu ý trên, người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não cũng nên biết thêm về những dưỡng chất quan trọng cho não để giúp quá trình phục hồi tốt hơn.

• Choline hỗ trợ sự phát triển và và duy trì cấu trúc cho não, ngăn chặn suy giảm nhận thức. Một số thực phẩm như thịt, trứng, hải sản có hàm lượng Choline dồi dào.

• Phosphatidylserine củng cố 4 chức năng nhận thức: trí nhớ, tâm trạng, hành vi, dấu hiệu trầm cảm. Phosphatidylserine được tìm thấy nhiều nhất trong lecithin đậu nành, cá thu, cá trích, cá chình, cá ngừ.

• Uridine Monophosphate (UMP) cải thiện kỹ năng học tập & trí nhớ tốt hơn

• Omega 3 chiếm vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các tế bào thần kinh. Các loại cá béo da trơn (cá hồi, cá thu, cá ngừ..), tảo biển, rau bắp cải… là nguồn thức phẩm giàu Omega 3.

Đối với bệnh nhân đột quỵ não mắc di chứng rối loạn nuốt, có thể cần đến sự hỗ trợ của ống thông. Tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân mà người nhà có thể áp dụng hình thức cho ăn bằng bơm kim tiêm (cho thức ăn chảy từ từ, không dùng piston để đẩy chảy nhanh) hoặc cho ăn nhỏ giọt.

Phương pháp cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người  đột quỵ mắc chứng rối loạn nuốt - Ảnh 3.

Thực phẩm dinh dưỡng y học Peptibren hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho bệnh nhân đột quỵ hoặc sa sút trí tuệ đến từ tập đoàn Kalbe International (Indonesia). Sản phẩm được chịu trách nhiệm & đưa vào thị trường Việt Nam bởi công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM YTECO (181 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh ).

Trong mỗi ly sữa Thực phẩm dinh dưỡng y học Peptibren, bệnh nhân được cung cấp phosphatidylserine, Choline, UMP và các vitamin cần thiết để cải thiện dinh dưỡng. Thực phẩm dinh dưỡng y học Peptibren ở dạng bột pha sữa vì thế có thể dễ dàng điều chỉnh để thích hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân cũng như cho ăn qua đường ống sonde (Phương pháp này phải theo hướng dẫn của nhân viên y tế)

Lưu ý, thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Facebook page: https://www.facebook.com/sehatbareng.vn

Đơn vị phân phối:

Văn phòng đại diện KALBE INTERNATIONAL PTE.LTD. tại Hà Nội
Tầng 4, 102 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Chia sẻ